Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 119 (Search time: 0.012 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Yên (2018)

  • Tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã góp phần hình thành nên lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một lối sống đặc trưng bao trùm lên toàn bộ đời sống các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên mà nổi bật là lối sống cố kết và tương trợ trong cộng đồng. Từ sau năm 1975, sự chuyển đổi về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội cùng các yếu tố ngoại sinh đã góp phần làm thay đổi dần lối sống cổ truyền của họ mà biểu hiện là sự nhạt dần lối sống canh tác nương rẫy, là sự tiếp nhận lối sống gắn kết dòng họ từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh, là sự tiếp thu lối sống công nghiệp do ảnh hưởng từ các tôn giáo của người phương Tây. Điều này cho thấy lối sống của các tộc người Tây Nguyên đang trong quá trình chuyển đổi với nhiều sắc thái đa dạng và phức tạp, thể hiện sự vận động...

  • Article


  • Authors: Trần,Thị Lan (2018)

  • Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại, nhiều định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để các hiện tượng/thực hành văn hóa được phục hồi, bảo tồn, nâng cấp và phát triển. Thực tiễn này nằm trong xu hướng “di sản hóa”, nghĩa là các thực hành văn hóa được trao tặng thêm danh hiệu di sản các cấp, như một cách tôn vinh, “định vị thương hiệu”, từ đó, một loạt các biện pháp bảo tồn và phát huy được tiến hành nhằm nâng cấp hay mở rộng quy mô của các hiện tượng/thực hành văn hóa. Thông qua nghiên cứu trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trước và sau khi được vinh danh di sản Quốc gia đặc biệt, nội dung bài viết nhằm diễn giải các vấn đề liên quan đến quá trình di sản hóa, vai trò của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa

  • Article


  • Authors: Phan, Lê Chung (2018)

  • Khi tiến hành mở cõi phương Nam, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau đã sử dụng Phật giáo để an dân trị quốc. Dấu ấn văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa được xây dựng và nghệ thuật đúc chuông đồng tại cố đô Huế đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Bài viết nghiên cứu, giới thiệu nghệ thuật đúc chuông đồng và phong cách tạo hình trên chuông đồng thời các chúa Nguyễn mà trong đó mô-típ trang trí chủ đạo theo tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tư tưởng khoáng đạt, nhân văn của mỹ thuật thời các chúa Nguyễn tại Cố đô Huế

  • Other


  • Authors: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bàn về văn hóa Việt Nam thời trung đại và văn hóa thời đại Lý- Trần, không thể không nhắc đến Trần Nhân Tông. Ông đã có những đóng góp to lớn về nhiều lĩnh vực văn hóa như: văn hóa chính trị, văn hóa ngoại giao, văn hóa quân sự, văn hóa nghệ thuật, văn hóa tôn giáo. Dấu ấn Trần Nhân Tông đã làm thay đổi diện mạo văn hóa Lý- Trần và đã đánh những mốc son trong lịch sử văn hóa dân tộc. Với những đóng góp đặc biệt đó, Trần Nhân Tông đã trở thành một bậc minh quân với trí tuệ vượt trội và nhân cách sáng chói, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần dân tộc cũng như với nhân loại tiến bộ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Huy Phòng (2018)

  • Sân khấu truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, là sản phẩm của nền văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tình cảm ông cha, góp phần làm nên nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sân khấu truyền thống đã đem đến những món ăn tinh thần bổ ích, nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành lên những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho con người. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, làn sóng kỹ nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời đặt ra những thách thức cho tương lai, số phận của sân khấu. Khảo sát hiện trạng hoạt động của một số loại hình nghệ thuật sân khấu như Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói trong những năm gần đây trên cả hai bình diện thuận lợi và khó...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2018)

  • Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Việt, có lịch sử hình thành từ rất sớm, gắn với lễ hội, phong tục và văn học Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, ca trù đã có sự biến đổi về không gian biểu diễn, thể cách/làn điệu, lề lối sinh hoạt… Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy ca trù ở từng địa phương. Tuy nhiên, việc bảo tồn này đang gặp khó khăn do nhận thức về ca trù chưa thực sự đầy đủ, những phương án bảo tồn ca trù thường bị đánh đồng với các loại hình di sản khác và chưa mang lại hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải đặt đúng vị trí và làm sáng tỏ một sốvấn đề về ca trù mà đông đả...

  • Other


  • Authors: Bùi,Thị Lan Hương (2018)

  • Du lịch nông thôn (rural tourism) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc hiểu rõ quan niệm và hành vi du lịch của du khách là một trong những yếu tố quyết định thành công cho chương trình du lịch nông thôn. Bài viết là kết quả khảo sát quan niệm và hành vi của du khách về du lịch nông thôn, nhằm cung cấp một số thông tin cho các nhà hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch nông thôn tham khảo

  • Article


  • Authors: Lê,Văn Minh; Lò,Ngọc Diệp (2018)

  • Chõ đồ xôi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nghề có giá trị văn hóa - xã hội tộc người, được người dân gìn giữ thông qua quá trình lao động sản xuất, trong đó chõ đồ xôi bằng gỗ của đồng bào dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả. Nghề làm chõ xôi ở xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề tồn tại và duy trì không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày mà còn do nhu cầu nối tiếp văn hóa truyền thống của cộng đồng, bởi sản phẩm của nghề thúc đẩy việc bảo tồn tri thức dân gian nghề và gìn giữ những giá trị cốt lõi của văn hóa Thái. Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Chí Bền (2018)

  • Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, t...