Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 18 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương; Vũ, Thị Kim Yến (2023)

  • Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiêu trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy; Nguyễn, Quỳnh Trang (2023)

  • Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ , phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, được rất nhiều quốc gia trên thế giưới quan tâm thực hiện. Phát triển du lịch bền vững dối với văn hóa, các giá trị truyền thống được thể hiện qua các chính sách, mô hình, cách thức quản lý, phân chia lợi ích , hình thức du lịch, khai thức các san phẩm du lịch và ý thức bảo vệ, tài nguyên, môi trường. Với việc phân rích kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa lịc sử, kết hợp giáo dục truyền thống ở trong và ngoài nước, bài viết đưa tới nhận diện về các bài học phát triển bền vững trên vốn văn hóa trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều bên quan tâm, cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết tiếp cận nghiên cứu các nội dung gồm: quan niệm về di sản đô thị và đô thị di sản; thực trạng bảo tồn di sản đô thị ở nước ta trong thời kì hội nhập; một số ý kiến về bảo tồn di sản đô thị cổ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại; vấn đề đặt ta trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2023)

  • Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Vệt Nam. Mặc dù là nhà nho nổi tiếng nhất ở thế kỷ 18 nhưng tư tưởng chính trị của ông lại vượt ra ngoài khuôn khổ chính trị của nho giáo truyền thống, tạo ra những điểm khác biệt và vượt mức so với các nhà nho đương thời. Trong tư tưởng chính trị của mình, Lê Quý Đông chủ trương đề cao Pháp trị, lấy pháp luật làm nền tảng của việc trị nước. Đồng thời, ông còn chỉ ra các phương pháp, cách thức để các nhà chính trị điều hành nền chính trị một cách hiệu quả nhất. Mặc dù tư tưởng chính trị của ông không được nhà cầm quyền đương thời tin dùng nhưng nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ 18 và có giá trị rất lớn trong công cuộc xây dựng và hoàn ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn; Vũ, Huy Sơn (2023)

  • Nguồn nhân lực di sản văn hóa nói chung và nguồn nhân lực tại một địa điểm văn hóa nói riêng, trường hợp tị Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là một trường hợp điển hình khi đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Ở đây, nguồn nhân lực được xem là những người tham gia vào việc bảo về , quản lý và phát huy giá trị của không gian Quảng trường và Tượng đài. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm các nhà quản lý trực tiếp như người phụ trách Ban Quản lý, nhân viên biên chế, nhân viên hợp đồng vụ việc và các bên liên quan khác đóng vai trò trong việc bảo vệ và phát huy, quảng bá hình ảnh của không gian quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An hiện nay. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi đặt ra các nội dung nghiên cứu về nguồn nhân l...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2023)

  • Mỹ thuật thời kỳ đổi mới ở Hà Nội sau năm 1986 là một giai đoạn phát triển đầy hứng khởi trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Một bầu trời không khí nghệ thuật sôi động được khuyến khích bằng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nghệ thuật nhờ số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Sự lạ lẫm của thói quen thưởng thức những thứ không quen thuộc với họ. Nhưng dần dần, tính lạ đó bị mất đi do sự thiếu chuyên nghiệp từ chính các họa sĩ. Từ việc giới thiệu khái quát về chủ nghĩa ngoại lai ở châu Âu, tác giả đi vào đặc điểm của mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới, để từ đó lý giải phần nào sự sau sút của thị trường mỹ thuật dưới góc độ văn hóa.

  • Article


  • Authors: Phùng, Gia Bách; Lại, Vũ Kiều Trang; Nguyễn, Thị Thanh Bình (2023)

  • Sự xuất hiện của ChatGPT đã và đang có tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên sử dụng ChatGPT như một công cụ trong quá trình học tập. Bên cạnh những đánh giá tích cực của sinh viên về công cụ này cũng có nhiều ý kiến về hạn chế của ChatGPT. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng sử dụng ChatGPT ở sinh viên và đánh giá của sinh viên về ChatGPT; từ đó đưa ra những đề xuất nhằm sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 568 sinh viên tham gia khảo sát trên nền tảng Google Form, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để làm rõ những ý kiến của sinh viên đánh giá về ChatGPT. Kết quả cho thấy: sinh viên sử dụng ChatGPT trong học tập với mức độ trung bình, việc sử dụng ChatGPT cho tra cứu thông tin...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh; Nguyễn, Thị Huệ (2023)

  • Năm 1913, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự phân hóa sâu sắc trong các giai tầng xã hội Việt Nam, trong đó có văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (1941) Đảng ta chủ trương cần thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó chú trọng lôi kéo, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đáp ứng sứ mệnh lịch sử cấp bách này, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Đường lối văn hóa của Đảng thể hiện trong Đề cương đã có tác dụng soi đường, định hướng và trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước tham gia cách mạng, góp phần đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi.