Tìm kiếm theo: Tác giả Trần, Đức Ngôn

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả tìm kiếm từ 1 đến 9 trong 9 kết quả
  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2010)

  • Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết- hai loại khác nhau của cùng nghệ thuật ngôn từ là thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc. Các hình thức đó là: nhại, mô phỏng, vay mượn chất liệu, vay mượn phong cách. Bài viết tập trung làm rõ các khái niệm này

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2021)

  • Môi trường văn hóa là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa (nó chỉ bao gồm những yếu tố văn hóa liên quan đến con người, được con người nhận thức là cần thiết và trực tiếp cho bản thân mình). Môi trường văn hóa khác với khái niệm đời sống văn hóa ở chỗ nó là tiền đề để hình thành đời sống văn hóa (chỉ khi nào có sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa thì mới tạo ra đời sống văn hoá). Môi trường văn hóa cũng khác với không gian văn hóa (tuy cùng trong một không gian địa lý nhưng môi trường văn hóa vẫn hẹp hơn không gian văn hóa). Cấu trúc của môi trường văn hóa bao gồm các thiết chế văn hóa, các sản phẩm văn hóa tiêu dùng và các yếu tố văn hóa thực hành. Nó mang các đặc trưn...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2017)

  • Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố ...

  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • GS. Bùi Văn Nguyên (1918 - 2003) là nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học viết Trung đại Việt Nam nhưng với 43 công trình lớn nhỏ về văn học dân gian, ông xứng đáng là một trong những nhà khoa học đầu ngành ở lĩnh vực này. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Tư duy khoa học của ông đã vận động theo những hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian: tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học, từ góc nhìn triết học. Bài viết đánh giá các công trình nghiên cứu của ông theo 3 hướng tiếp cận này.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2015)

  • Qua nghiên cứu 3 tín ngưỡng dân gian rất phổ biến ở Việt Nam, người viết đi tới khẳng định: Có sự giao lưu văn hóa trong quá trình hình thành các tín ngưỡng này, cụ thể là sự giao lưu văn hóa Việt - Hoa và Việt - Chăm. Điều đó cho thấy tín ngưỡng biển Việt Nam hình thành khá muộn bằng con đường đồng hóa và xâm lược văn hóa.

  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng như nhiều trường đại học khác ở Việt nam, từ nhiều năm nay vẫn đào tạo theo ngành. Việc đào tạo này có phần xơ cứng, thiếu sự thích ứng nhanh với yêu cầu xã hội. Sự chuyển biến của nhà trường trong những năm gần đây (đào tạo theo chuyên ngành) đã tạo được sự phát triển bền vững. Bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa, lợi thế của việc mở chuyên ngành và đề xuất hướng đi cho nhà trường trong tương lai. Đây là kinh nghiệm của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội song có thể cũng là những vấn đề chung của các trường đại học ở Việt Nam.