Browsing by Author Nguyễn, Thị Yên

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 10 of 10
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu văn hóa (2019)

  • Trong tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười được biết đến thông qua giá đồng là vị quan Hoàng trấn giữ đất Nghệ An có phong cách hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú, hay ban tài phát lộc, nhất là lộc học hành. Bài viết khảo sát các đối tượng thờ phụng và đặc điểm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, từ đó chỉ ra tính địa phương, tính lịch sử cũng như sự tích hợp văn hóa thông qua tục thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung làm rõ sự mô hình hóa, biểu tượng hóa nhân vật ông Hoàng Mười trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ cũng như qua ghế của các thanh đồng. Ông Hoàng Mười là một biểu tượng văn hóa đa nghĩa mang tính lịch sử; sự xuất hiện “Ông Hoàng Mười ở Nghệ A...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Mô hình điện toán đám mây cho phép mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ, người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Việc ứng dụng điện toán đám mây trong quản trị thư viện đã mang đến một xu hướng mới trong kế hoạch cung cấp các dịch vụ thông tin. Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của công nghệ này thông qua những nghiên cứu khám phá khả năng ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác nhau của thư viện như truy cập...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lị...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lị...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2022)

  • Khai bút là thủ tục cầm bút viết vào đầu năm mới của giới trí thức, sĩ tử, học trò xưa gắn với truyền thống Nho học. Sau thời gian dài gián đoạn, khoảng chục năm trở lại đây, tục khai bút được phục hồi và sáng tạo lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với đó, tục xin chữ, cho chữ đầu năm cũng ngày càng phổ biến, trở thành dịch vụ diễn ra rất sôi động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các đền, chùa ở Hà Nội… Tục khai bút không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn có tác dụng khơi gợi khả năng sáng tạo, tinh thần cầu thị cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa như hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việ...