Browsing by Author Nguyễn, Thị Thanh Vân

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 24
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Khánh Hòa là một tỉnh có rất nhiều di tích khảo cổ học, từ thời Tiền- Sơ sử cách ngày nay khoảng 4000 năm cho đến các thời kỳ lịch sử sau này. Hệ thống di tích đó phân bố trên nhiều dạng địa hình, từ miền núi cho tới đồng bằng, đặc biệt là ở vùng ven biển, trong các vũng vịnh , đảo gần bờ và xa bờ. Hiện nay, trong xu thế chung là bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa làm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội bền vững của tỉnh, vùng và khu vực thì việc khai thác các di tích khảo cổ học ven biển phục vụ phát triển du lịch Khánh Hòa là mộ hướng đi có nhiều triển vọng. Hơn thế nữa, hoạt đọng này còn giúp cho đông đảo nhân dân hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa nước nhà, thêm...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2018)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo ở duyên hải Trung Bộ Việt Nam. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na không chỉ là tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến mà còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, đặc trưng của người Việt ở Trung Bộ. Hệ thống di tích vật thể và phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thờ tự Thiên Y A Na ở Trung Bộ rất phong phú và đa dạng, có giá trị lớn về kiến trúc, điêu khắc và tâm linh. Nó phản ánh lịch sử và văn hóa của vùng đất, là những dữ kiện quan trọng để tìm hiểu về đất và con người nơi đây.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2023)

  • Mo Mường không chỉ là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mường mà nó còn là một sáng tạo vĩ đại của con người, trong đó hàm chứa gần như toàn bộ những giá trị hợp thành văn hóa mường truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian, việc thực hành và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường ở Ninh Bình đang dần bị thu hẹp và nguy cơ mai một luôn hiện hữu trên mọi phương diện, từ không gian thực hành diễn xướng , đội ngũ người làm mo, nội dung Mo, việc truyền dạy Mo...Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu kịp thời nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp , chú trọng tăng cường sự tham gia sâu rộng của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2015)

  • Lễ pót đẳm là lễ chuyển họ của người Thái trắng. Cô dâu sau khi cưới phải chuyển họ nhà chồng để thành họ nhà chống, khi chết làm ma nhà chồng. Lễ pốt đẳm có nhiều nghi thức và sự kiêng kỵ khá phức tạp. Bài viết làm rõ khái niệm của người Thái trắng về pốt đẳm mô tả các nghi lễ và vậ-t cúng, đồng thời cũng đề cập tới sự biến đổi của lễ pốt đẳm. Những giá trị này cần bảo tồn và phát huy đẻ làm rõ hơn bản sắc văn hóa Thái trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất coi trọng hôn nhân và gia đình, điều đó được thể hiện rất rõ qua hệ thống luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục của đồng bào nơi đây có những quy định cụ thể về các mối quan hệ xã hội khác. Hiện nay, những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc người trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là phương thức hữu hiệu để bảo vệ hôn nhân và gia đình của các dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trước những trái chiều của xã hội hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2020)

  • Khu mộ cổ Huổi Pa thuộc bản Tà Bản, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa có tọa độ 20"37514" vĩ Bắc và 104493780" kinh Đông, độ cao so với mặt nước biển trên 130m. Di tích nằm ở chân núi, cạnh một con suối nhỏ gọi là Huổi (suối) Pa. Khu vực phân bố di tích thuộc lưu vực sông Mã phía tây tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình, Cảnh quan môi trường ở khu vực này là sự kết hợp giữa những dải đồi núi trùng điệp có mức phân cắt cao và lòng sông dốc hẹp quanh co nhiều thác ghềnh nằm giữa các khe núi, kết hợp với các khu vực suối nhánh đổ ra sông Mã theo dạng xương cá. Giao thông đường bộ và đường sông đều rất khó khăn cho đến hiện nay. Di tích được phát hiện trong đợt “Khảo sát các nguồn tài n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2017)

  • Bài viết trình bày tín ngưỡng Thiên Yana trong đời sống tâm linh của người Việt ở Trung Bộ : tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp ,cư dân biển ,của cư dân khai thác lâm sản ,cư dân buôn bán .Bên cạnh yếu tố tâm linh tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở Trung Bộ còn là môi trường cho việc sáng tạo ,gìn giữ và phát huy là mội trường cho việc sáng tạo ,gìn giữa và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2018)

  • Giới thiệu về nguồn gốc thánh mẫu Thiên Yana của người Việt ở Nam Trung Bộ, hệ thống di tích thờ Thiên Yana. Thể hiện quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa 2 dân tộc Việt - Chăm trong quá trình công cụ ở vùng đất này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.