Browsing by Author Đinh, Thị Vân Chi

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 15 of 15
  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2022)

  • Vốn văn hóa là khái niệm nổi tiếng nhất của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Tuy không đưa ra một định nghĩa chặt chẽ, nhưng Bourdieu đã chia vốn văn hóa thành ba dạng: vốn văn hóa chủ thể hóa; vốn văn hóa khách thể hóa; vốn văn hóa thể chế hóa. Trong đó, “vốn văn hóa chủ thể hóa” dùng để chỉ dạng vốn văn hóa biểu hiện như là những phẩm chất, tri thức và năng lực văn hóa của con người. Trong hoạt động kinh tế, “vốn văn hóa chủ thể hóa” phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế thông qua ba lĩnh vực văn hóa cụ thể là: 1) Văn hóa đối với thiên nhiên trong hoạt động kinh tế; 2) Văn hóa đối với nghề nghiệp; 3) Văn hóa liên cá nhân. Thực hiện tốt ba dạng văn hóa đó sẽ là độ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2014)

  • Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang từng ngày từng giờ gây nên những biến đổi, tuy chậm chạp nhưng sâu sắc, trong văn hóa của các làng nghề truyền thống. Sự biến đổi dễ nhận thấy trong quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xóm là xu hướng giảm sự gắn kết hơn trước, thậm trí ở nơi này nơi khác đã xuất hiện cả những mâu thuẫn phát sinh do quá trình hành nghề truyền thống, làm phương hại đến tính gắn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, trong lối sống của người dân làng nghề truyền thống cũng đã xuất hiện nhiều biến đổi theo xu hướng hình thành dàn những phẩm chất cần thiết mà xã hội công nghiệp đòi hỏi. Những biến đổi này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2018)

  • Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay tuy chỉ chiếm khoảng 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách. Thế nhưng đời sống văn hóa của họ hiện nay còn nghèo nàn do những hạn chế về thu nhập, thời gian rảnh rỗi, và đặc biệt là do chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các chủ doanh nghiệp. Để nâng cao đời sống văn hóa của công nhân, bên cạnh đó những giải pháp dài hạn nhằm giải quyết căn cơ và tận gốc các vấn để có thể áp dụng các giải pháp: 1, Xây dựng các thiết chế văn hóa ngay tại khuôn viên KCN và 2, Xây dựng những điểm sinh hoạt văn hóa cố định và lưu động để phục vụ nhu cầu tinh thần thường nhật của họ.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2021)

  • “Vốn văn hóa” là một thuật ngữ gắn với tên tuổi của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Đây là khái niệm nổi tiếng nhất của ông, có ảnh hưởng rộng lớn trong giới học giả thế giới trong khoảng nửa thế kỷ trở lại đây. Theo Bourdieu, “Vốn văn hóa” tồn tại ở ba dạng: hiện thân, khách thể hóa và thể chế hóa. Nó là nguồn gốc của những khác biệt giữa các cá nhân trong thành tích học tập, thị hiếu nghệ thuật, thói quen thực hành văn hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công trong cuộc sống mỗi người. Khái niệm “Vốn văn hóa” đã được tiếp nhận và được phát triển về mặt lý luận tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những quan điểm của các học giả khác...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2010)

  • Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là chủ trương của Bộ Giáo dục- Đào tạo, đang được thực hiện rộng rãi tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, công tác này được chuẩn bị một cách chu đáo và được triển khai theo một lộ trình khoa học, trên tinh thần dân chủ nhưng vẫn bảo đảm truyền thống tôn sư trọng đạo. Việc lấy ý kiến sinh viên sẽ được tiến hành mỗi học kỳ đối với các môn học đã kết thúc và đã công bố điểm. Sinh viên có thể có ý kiến khen ngợi hoặc góp ý với các thầy cô. Những ý kiến này được bảo mật và được xử lý bởi Ban Chỉ đạo do nhà trường thành lập. Các giảng viên được sinh viên góp ý sẽ được trự...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2019)

  • Trong điều kiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cùng với sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, một số ứng xử trong hoạt động tâm linh đã có những biến tướng, làm sai lệch bản chất vốn có và méo mó ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của những hành vi đó. Những cuộc phóng sinh với quy mô lên tới hàng chục tấn cá, hàng ngàn con chim đang tác động tiêu cực và mạnh mẽ tới xã hội để chung tay giải quyết. Các giải pháp ở đây không chỉ là giáo dục và ngăn chặn, mà còn phải là xử lý hình sự những sai lầm nghiêm trọng.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức n...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức n...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2014)

  • Nghiên cứu tại các làng nghề truyền thống cho thấy văn hóa và kinh tế tác động qua lại với nhau theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Văn hóa không chỉ là nguồn tài nguyên nhân văn mang lại lợi ích kinh tế, mà còn tác động mạnh đến tới việc hình thành nên tư duy kinh tế, kích thích tính sáng tạo, nâng cao trách nhiêm của người dân dối với cộng đồng; bên cạnh đó nền văn hóa tiểu nông Việt Nam là điều kiện phát sinh những thói quen xấu của lối làm ăn nhỏ, làm giảm cơ hội phát triển văn hóa, góp phần lành mạnh đời sống xã hội; tuy vậy, kinh tế đồng thời còn đẩy con người vào cuộc đua vật chất, tạo nên tâm lý sính ngoại, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống và làm giảm sự gắn kết cộ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2016)

  • Vốn văn hóa có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của chính sách xã hội. Nếu phát huy tốt những yếu tố tích cực của vốn văn hóa, sẽ thúc đẩy các chính sách đi vào cuộc sống, đạt được mục đích của nhà hoạch định. Ngược lại, nếu để cho những yếu tố tiêu cực bộc lộ, thì chúng sẽ cản trở, thậm chí làm thất bại các chính sách nafty. Bởi thế, cần có nhữn giải pháp hữu , vì thế cần có những giải pháp hữu hiệu và những vấn đề này nghiên cứu tại Tây Nguyên.