Browsing by Author Đỗ, Thị Thu Thủy

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 17 of 17
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2018)

  • bài viết đi vào tìm hiểu, phân tích mối quan hệ chính trị - văn hóa giữa các quốc gia khu vực Đông á trung đại bao gồm: trung hoa, Việt Nam, triều tiên/hàn quốc, nhật bản được thể hiện qua bộ phận thơ văn bang giao từ thế kỷ X-xix , tính chất "biệt lễ" của mối quan hệ này thể hiện ở các "diễn ngôn quyền lực" nhằm khẳng định vị trí trung tâm của Trung Hoa trong "trật tự thế giới Đông Á" đã được các quốc gia "tuân thủ" trong suốt nhiều thế ký và "những tiếng nói khác" nhằm "kháng cự bá quyền" dựa trên ý thức về sự tương đồng và khác biệt/dị biệt văn hóa. Bài viết được triển khai xoay quanh : "bá quyền văn hóa" nhìn từ thực tế quan hệ chính trị - văn hóa các quốc gia khu vực Đông Á trung...

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2013)

  • Thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê - đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử Thơ đi sứ Việt nam. Một trong những đóng góp quan trọng của Thơ đi sứ giai đoạn này đối với quá trình hình thành và hoàn thiện mô hình nghệ thuật Thơ đi sứ trung đại là sự phong phú của những khuynh hướng, cảm hứng thơ ca, trong đó có cảm hứng văn hóa - lịch sử. Thơ đề vịnh nhân vật, địa danh lịch sử của các sứ thần giai đoạn này có những đặc điểm riêng so với mô hình thơ vịnh sử truyền thống, bên cạnh chức năng "ngôn chí", "tải đạo" còn hướng tới khái quát, triết lý về nhân sinh - thế sự hoặc ký thác tâm sự sứ thần.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề “người đọc sáng tạo” và “cộng đồng diễn giải” trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ “Giai nhân di mặc” (Nguyễn Hữu Tiến) đến “Chút thoáng Xuân Hương” (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học, mà còn chứng thực vai trò, “quyền uy” của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2022)

  • Trong sự nghiệp thơ văn phong phú và giàu giá trị thực tiễn của Nguyễn Đình Chieur, Ngư Tiều vấn đáp Nho y diễn ca là trường hợp đặc biệt, Tác phẩm là một diễn ca về nghệ thuật dưới hình thức văn chương nhằm mục đích chữa bệnh cứu người, đồng thời truyền tải thông điệp về y đức và hành xử của trí thức chân chính trước chân chính trước biến loạn thời cuộc. Đây là minh chứng sống động của tư tưởng " văn chương hành đạo" xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, góp phần tôn vinh ông với tư cách một thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2010)

  • Dưới góc độ văn học, bài viết tìm hiểu về nhân vật Huyền Quang với tư cách là đối tượng được phản ánh (nhân vật/hình tượng văn học) trong một số sáng tác tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Qua các tác phẩm này người viết phát hiện ra một điều thú vị: tuy cùng một đối tượng nhưng ở mỗi truyện nhân vật Huyền Quang được miêu tả, phản ánh ở những phương diện khác nhau, thậm chí đối lập nhau dẫn đến sự khác biệt không chỉ ở hình tượng nhân vật mà còn ở tư tưởng, chủ đề cũng như những đặc điểm nghệ thuật khác. Ở truyện thứ nhất (Tổ gia thực lục) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đạo đức tôn giáo với cảm hứng ngợi ca, sùng bái đạo Phật. Ở truyện thứ 2 (Sư chùa núi Yên Tử...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2015)

  • Bài viết nhằm mục đích giải mã những "đối thoại ngầm" của Nguyễn Du trong những bài thơ đề vịnh nhân vật lịch sử hoặc thiên nhiên, con người trên đường đi về những vấn đề chính trị, văn hóa, văn chương, từ đó tiếp tục tìm kiếm, khẳng định tầm vóc tư tương của Nguyễn Du trong giao lưu chính trị - văn hóa khu vực, ở khả năng tạo nên những đối thoại khẳng định tư thế bình đẳng, tự chủ trước quyền lực chính trị và văn hóa của "thượng quốc"

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2015)

  • Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung Hưng (1533-1788). Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng: đối thoại văn hóa và giao tình văn chương qua thơ xướng họa; vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức trang thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu hướng thơ ký sự

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2018)

  • Bài viết là sự khẳng định những đóng góp của Nguyễn Bá Trác trên lĩnh vực khảo sát dân tộc học và văn hóa - tư tưởng, đồng thời qua đó thấy được biến chuyển mới mẻ của bức tranh lịch sử Đông Á và trung hoa thế kỷ XX, những ứng xử văn hóa các nước trong bối cảnh bị "phương tây hóa". Bài viết bao gồm nội dung: tâm thế"phiến du" của nhà Nho Nguyễn Bá Trắc và sự ra đời của " hạn mạn du ký", hình ảnh đất nước, con người Trung Hoa "Nhìn từ bên ngoài" và cảm xúc của tác giả, Những chuyển biến trong nhận thức về bức tranh lịch sử Đông Á đầu thế kỷ XX và tinh thần "Cầu học" của người tri thức.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2021)

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi môi trường sinh thái báo chí truyền thông và cách thức hoạt động, tác nghiệp báo chí theo hướng hội tụ, đa năng, đa phương tiện. Đây là thời cơ, cũng là thách thwucs với các cơ sở giáo dục trong việc không ngừng đổi mới tư duy, phương thức, nội dung chương tình đào tạo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng báo chí đáp ứng nhu cầu thực tế. Là một cơ sở có bề dày đào tạo ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đào tạo báo chí tại đại học văn hóa HÀ Nội một mặt bám sát xu thế báo chí đa phương tiện trong môi trường truyền thông số, mặt khác khai thác thế mạnh riêng của mình.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Đào tạo viết văn đã có truyền thống ở Việt Nam, gắn với lịch sử 40 năm hình thành, phát triển của Trường Viết văn Nguyễn Du, nay là khoa viết văn, báo chí thuộc Trường đại học văn hóa Hà Nội. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản giáo dục đào tạo và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, việc xác định mục tiêu, chương trình đào tại theo hường cập nhập, hiện đại, hiệu quả vừa là đòi hỏi tất yếu đối với các ngành đào tại nói chung, đồng thời mở ra triển vọng duy trì, phát triển ngành học vấn mang tính đặc thù, có bề đày truyền thống này ở Việt Nam.