Nguyễn Anh Thư
author picture
Trình độ chuyên môn: Khảo cổ học, Di sản văn hoá
Chức danh: Tiến sĩ
<p><b>QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC</b>: Tốt nghiệp cử nhân ngành Lịch sử năm 2002; Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học năm 2005 và nhận học vị tiến sĩ năm 2015 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công tác tại Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2002 – 2013; Là giảng viên Khoa Di sản văn hoá, Đại học Văn hoá Hà Nội từ năm 2013 đến nay.</p> <p><b>CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU</b>: Văn hoá Champa, Gốm cổ Việt Nam và Champa, bảo tồn di sản văn hoá.</p> <p><b>CÁC MÔN HỌC ĐANG GIẢNG DẠY</b>: Khảo cổ học đại cương; Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lịch sử mỹ thuật thế giới, Phục dựng lễ hội truyền thống.</p>

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

246

VIEWS & DOWNLOAD

110

Top Country : Vietnam

Showing results 1 to 15 of 15
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Cố đô Hoa Lư là một trong những di tích quốc gia đặc biệt, là nơi lưu giữ những vết tích của kinh đô Hoa Lư của nhà nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X. trải qua những nét thăng trầm của lịch sư, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của quốc gia của dân tộc. chính vì lý do đó việc khai quật và tìm hiểu rõ, chi tiết những giá trị văn hóa đó là điều vô cùng quan trọng, cần thiết.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • Di tích triền tranh ( Quảng Nam) nằm tại thung lũng phía tấy thông chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên là một trong những khu di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, di tích triền tranh mang nhiều đặc trưng văn hóa tốt đẹp, chính vì thế vấn đề bảo tồn, gìn giữ để có thể phát huy được những giá trị văn hóa đó là vô cùng cần thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • cụm di chỉ vườn chuối thuộc thôn Lai Xá, xã kim chung, huyện hoài đức được các nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đây là tên gọi để chỉ một cụm di chỉ khảo cổ thời đại Kim khí phân bố ở các gò vườn chuối, gò mỏ Phượng.... về cảnh quan thiên nhiên, những gò đất trên là những khu ruộng cao trồng màu xen lẫn các khu nghĩa địa của người Lai Xá.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2021)

  • Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để hệ thống bảo tàng Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Ngô, Vương Anh (2020)

  • Phát triển Hà Nội vẫn cần bảo tồn được đặc thù độc đáo, hấp dẫn riêng. Xây dựng Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh”, hài hòa với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống, với cảnh quan - kiến trúc đặc trưng là mục tiêu trong tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2030. Vai trò của nguồn lực văn hóa cần được đánh giá đúng vì phát huy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2020)

  • Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị của gần 200 công trình kiến trúc ở Ba Vì trong thời gian qua là một tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội hướng đến phát triển bền vững

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2018)

  • Bài viết phân tích đánh giá về tài nguyên di sản; Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy giá trị của tài nguyên di sản thông qua phát triển du lịch

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2018)

  • Dựa vào những kết quả nghiên cứu về đồ gốm từ các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại miền Trung Việt Nam có niên đại trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên, bài viết trình bày khái quát về đồ gốm nghi lễ trong văn hóa Champa trên các phương diện loại hình, chất liệu, kỹ thuật sản xuất và hoa văn trang trí, niên đại. Sự biến đổi về mặt loại hình của đồ gốm phục vụ nghi lễ, tôn giáo trong văn hóa Champa có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong đời sống tinh thần và xã hội của cộng đồng dân cư, đồng thời phản ánh rõ nét những yếu tố giao lưu, tiếp biến văn hóa của nền văn hóa này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2014)

  • Bài viết giới thiệu nghề làm góm Thanh Hà. Thanh hà là làng gốm cổ truyền gần phố cổ Hội An, có lịch sử hình thành cách nay hơn 500 năm. Những người đầu tiên mang gngheej gốm đến Thanh Hà là dân di cử từ Thanh Hóa, Nghệ An. Sản phẩm gốm được tạo tác quan nhiều công đoạn, bao gồm hàng chục loại hình: vật liệu xây dựng, đồ trang trí, kiến trúc, đồ gia dụng, đồ thờ, công cụ, sản xuất,.. Ngày nay gốm Thanh Hà đang chuyển hướng phục vụ du lịch, đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Những lớp thợ mới - thế hệ trẻ - sau này đã góp phần quan trọng làm phát triển nghề gốm Thanh Hà.