Ngô Văn Phong
author picture
Trình độ chuyên môn: Báo chí - Truyền thông
Chức danh: Ths
<p><b>QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC</b>:Từ 2009 - 2013 làm việc tại Công ty IDCC Từ năm 2013 đến nay công tác tại khoa Viết văn, Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ năm 2019 đến nay Phụ trách Tổ Báo chí, khoa Viêt văn, Báo chí, Đại học Văn Hóa Hà Nội.</p> <p><b>CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU</b>: Truyền thông, Báo chí, Quan hệ công chúng.</p> <p><b>CÁC MÔN HỌC ĐANG GIẢNG DẠY</b>: Cơ sở lý luận báo chí, truyền thông; Tác phẩm báo chí; Tin - Bài phản ánh; kinh tế báo chí; PR doanh nghiệp; PR chính phủ.</p>

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

172

VIEWS & DOWNLOAD

46

Top Country : Vietnam

Showing results 1 to 12 of 12
  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2023)

  • Với ý tưởng cao đẹp là cải cách nông thôn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, các thành viên báo Phong hóa, Ngày nay và nhóm Tự lực văn đoàn đã có ý thức trách nhiệm trước dân tộc, mong muốn hướng đến một xã hội tốt đẹp và đã không ngừng tuyên truyền thông qua các tác phẩm văn học, báo chí được đăng tải trong nhiều năm. Đặc biệt, các tác phẩm đăng tải trên báo Phong hóa, Ngày nay, nhưng do hạn chế về thế giới quan chưa thoát khỏi tư tưởng cải lương tư sản, nên trong tác phẩm của họ đôi khi còn đan xen yếu tố tự nhiên chủ nghĩa, có cái nhìn bi quan về thời cuộc và phẩm chất tinh thần của con người. Tuy nhiên, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của những tác phẩm vẫn l...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2022)

  • Khi tiếp cận một tác phẩm thuộc thể loại Emagazine, độc giả thường có cảm giác đang đọc báo phiên bản điện thoại trên máy tính, hoặc đang thưởng thức một trang tạp chí được thiết kế sang trọng, cầu kì. Đời sống báo chí đang có những biến động, “báo chí chậm” (slow journalism) đang trở thành xu hướng mà công chúng báo chí hướng đến. Vì vậy, các bài viết thuộc thể loại Emagazine đã cung cấp cho độc giả những nội dung đầy đủ, sâu sắc về bất cứ lĩnh vực nào. Bài viết này phân tích đặc trưng của thể loại Emagazine, một loại hình được xem là “vũ khí” quan trọng nhất trong cuộc chiến thu hút độc giả của báo mạng điện tử đối với các loại hình báo chí khác và với mạng xã hội hiện...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2022)

  • Phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của báo chí, nó đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong vai trò phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiên đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong nghiên cứu đặc biệt về covid - 19 của Global Web Index ( là một dịch vụ trả phí cung cấp thông tin chuyên sâu về việc sử dụng các trang web mạng xã hội trên toàn cầu và các quốc gia khác nhau, khảo sát người dùng internet tại 17 quốc gia cho thấy gần một nửa số người được hỏi đã dành thời gian nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong khi đó khoảng cách một nửa số người dùng này cho biết họ đã sử dụng mạng xã hội nhiều hơn so với trước thời gian giãn cách xã hội.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2017)

  • Nông thôn là đề tài không mới lạ nhưng để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc không phải là công việc đơn giản. Tuy nhiên, các tác phẩm báo chí của nhóm Tự lực văn đoàn đăng tải trên Phong hóa - Ngày nay giai đoạn 1932 - 1940 đã làm được điều đó. Đọc những tác phẩm của họ, có thể nhận diện được bức tranh nông thôn Việt Nam khá toàn diện, vừa ngột ngạt dưới chế độ thực dân hà khắc, vừa bó chặt trong những tập tục phong kiến nặng nề, vừa oằn lưng gánh chịu sự thất thường của thiên nhiên. Tự lực văn đoàn mô tả bức tranh quê nhằm gửi gắm ý tưởng cải cách thôn quê của mình.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong Hóa, ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút phỏng sự sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách , Thế Lữ, Khái Hưng,... đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt trái đẩy ung nhọt của một cơ thể đang bảng goại - chế độ thực dân nửa phong kiến thời pháp thuộc

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930-1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút phóng sự sắc nhọn của Tự lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt trái đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ nửa phong kiến thời Pháp thuộc.