Lưu Ngọc Thành
author picture
Trình độ chuyên môn: Di sản văn hóa
Chức danh: Ths
<p><b>QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC</b>:Từ tháng 1 năm 2013 đến nay công tác tại Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội </p> <p><b>CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU</b>: Di sản văn hóa; Bảo tồn di sản văn hóa </P> <p><b>CÁC MÔN HỌC ĐANG GIẢNG DẠY</b>: Đại cương bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa; Lập dự án tu bổ di tích lịch sử - văn hóa; Làng nghề truyền thống Việt Nam (Trợ giảng) </P>

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

798

VIEWS & DOWNLOAD

267

Top Country : Vietnam

Showing results 1 to 10 of 49
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều bên quan tâm, cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết tiếp cận nghiên cứu các nội dung gồm: quan niệm về di sản đô thị và đô thị di sản; thực trạng bảo tồn di sản đô thị ở nước ta trong thời kì hội nhập; một số ý kiến về bảo tồn di sản đô thị cổ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại; vấn đề đặt ta trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI (1533) cùng tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng với sự xuất hiện của đạo Công giáo, nhà thờ Công giáo cũng xuất hiện trong cảnh quan đời sống tôn giáo Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã định hình được với bản sắc văn hóa, nhiều công trình đã trở thành di sản văn hóa - kiến trúc, mang lại dấu ấn cho một vùng, miền.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ng...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Di tích chùa làng Nhân Đạo (hay còn gọi là chùa Khán Đạo) được xây dựng vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chùa nằm ở địa phận của làng Nhân Đạo (nay là tổ dân phố số 6). Di tích có quy mô nhỏ với bố cục kiến trúc hình chữ “Đinh”, trong nội thất chùa bày trí 21 pho tượng thờ cùng các đồ thờ khác có giá trị. Hiện trong chùa còn lưu giữ được một quả chuông đại có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật.

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Phật giáo Nam tông của người Khmer ở vùng Nam bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Những tư tưởng của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ và có những nét đặc trưng riêng ở những vùng đất có người Khmer sinh tồn. Đến nay, những tư tưởng cao đẹp của Phật giáo Nam tông đã hun đúc thành các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ ấn chứa trong hệ thống di sản văn hóa do các nhà sư và cộng đồng Khmer cùng nhau hun đúc. Trong xã hội đương đại, những giá trị tiêu biểu của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải được bảo vệ và phát huy có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng Khmer ở vùng đất phương Nam.