Search

Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 66 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn,Đình Ngãi (2023)

  • Thiết nghĩ, khi hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sự chặt chẽ, một số cán bộ nhà nước còn thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ trong việc quản lý đất đai, nên dẫn đến nhiều mẫu thuẫn giữa người dân và cơ qua nhà nước trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật". Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm; trong đó việc xác định giá đất, định giá đất có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể kinh tế đối với Nhà nước và có tác động lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hiện nay, ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Quy hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất, các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch sử dụng đất ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, tăng nguồn thu từ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bài viết phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch sử dụng đất, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2023)

  • "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22-01-2020, khẳng định quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đầy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Chính vì vậy, việc kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết để duy trì trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực du lịch. Bài viết phần tích một số bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Xây dựng môi trường văn hóa là công việc của toàn xã hội, trong đó cấp ủy, chính quyền cơ sở là trung tâm có vai trò định hướng, phát động sự kết hợp giữa môi trường văn hóa và môi trường kinh tế, cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa trong khu công nghiệp. Nhà nước ta đã có chính sách phát triển KCN theo hướng KCN - đô thị - dịch vụ được quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/ NĐ - CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu khu kinh tế. Bài viết bàn đến Chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam làm cơ sở pháp lý để xây dựng môi trường văn hóa trong các khu công nghiệp.

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2022)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động trên thế giới với nhiều thành tựu khoa học, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ số, đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, tổ chức và sinh hoạt xã hội, tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Đại hội XIII của Đảng đã có chủ trương thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là chuyển đối số trên tất cả các ngành, lĩnh vực để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Bài viết trình bày việc vận dụng quan điểm Đại hội XIII của Đảng về chuyển đổi số trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng ở Việt Nam hiện nay, các nội dung của chuyển đổi số cũng như đưa ra các giải pháp bước đầu về chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng và h...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Trong những năm vừa qua, các khu công nghiệp ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô đầu tư. Mỗi doanh nghiệp muốn tổn tại và thành công đều cần phải tạo dựng được những giá trị bản sắc văn hóa riêng. Bởi văn hóa doanh nghiệp luôn được coi là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng một doanh nghiệp toàn diện và phát triển bền vững của các nước trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp đang là vấn đề thách thức trong các khu công nghiệp đa văn hóa

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2023)

  • Trong 36 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986-2022), khu vực sản xuất công nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và từng bước có sự phát triển. Đến nay, cả nước hiện trên 400 khu công nghiệp (KCN) được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và hoạt động của các KCN còn nảy sinh một số bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh trong các KCN. Bài viết đề cập tới thực trạng cơ chế, chính sách, pháp luật về sự hình thành, tổ chức và hoạt động của KCN và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2023)

  • Qua các hoạt động khảo sát đánh giá nhận thức pháp luật và nhu cầu pháp luật của nhóm yếu thế do Bộ Tư pháp phối hợp với UNDP thực hiện trong năm 2020 cho thấy khả năng tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số không có khác biệt nhiều so với nhóm dân tộc đa số (người Kinh). Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy tỷ lệ nhận thức một số vấn đề pháp luật liên quan đến các quyền cơ bản của người dân tộc thiểu số còn khá hạn chế. Bài viết khái quát về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Từ những thực tiễn đó để đưa ra một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Trần, Thị Diên (2022)

  • Tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiên ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối vi các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đông thời giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Môi trường văn hoá lành mạnh, hài hoà, phong phú và đa dạng chính là chiếc “nôi” nuôi dưỡng con người về mọi mặt. Sự cần thiết phải hoàn thiện các thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý lễ hội và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội, cụ thể hoá trách nhiệm,quyền lợi của người được giao thực hiện nhiệm vụ công việc và người đứng đầu.Đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức quản lý lễ hội đưa ra giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.