Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 17 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2016)

  • Theo lộ trình, ngày 31/12/2015, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA - TP) chính thức có hiệu lực trong khối AEC. Có thể khẳng định, nhân lực đang bị đánh giá là khâu yếu nhất của ngành du lịch Việt Nam, là lĩnh vực đầu tiên chịu tác động từ Thỏa thuận này, bao gồm cả cơ hội và thách thức. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương; Vũ, Thị Kim Yến (2023)

  • Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiêu trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2023)

  • Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Vệt Nam. Mặc dù là nhà nho nổi tiếng nhất ở thế kỷ 18 nhưng tư tưởng chính trị của ông lại vượt ra ngoài khuôn khổ chính trị của nho giáo truyền thống, tạo ra những điểm khác biệt và vượt mức so với các nhà nho đương thời. Trong tư tưởng chính trị của mình, Lê Quý Đông chủ trương đề cao Pháp trị, lấy pháp luật làm nền tảng của việc trị nước. Đồng thời, ông còn chỉ ra các phương pháp, cách thức để các nhà chính trị điều hành nền chính trị một cách hiệu quả nhất. Mặc dù tư tưởng chính trị của ông không được nhà cầm quyền đương thời tin dùng nhưng nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ 18 và có giá trị rất lớn trong công cuộc xây dựng và hoàn ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2022)

  • Cách đây 105 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thành công đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới . Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đã có không ít kẻ bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩ của cuộc cách mạng này; đặc biệt sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở quê hương Cách mạng Tháng Mười và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu . Vậy thực sự có đúng như vậy không? Bài viết góp phần khẳng định ý nghĩ, giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga từ thực tiễn cách mạng Việt Nam

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh; Nguyễn, Thị Huệ (2023)

  • Năm 1913, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự phân hóa sâu sắc trong các giai tầng xã hội Việt Nam, trong đó có văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (1941) Đảng ta chủ trương cần thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó chú trọng lôi kéo, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đáp ứng sứ mệnh lịch sử cấp bách này, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Đường lối văn hóa của Đảng thể hiện trong Đề cương đã có tác dụng soi đường, định hướng và trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước tham gia cách mạng, góp phần đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi.

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2022)

  • Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ (4.0) hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là hệ thống thông tin toàn cầu trên mạng Internet, đã mở ra cho các địa phương nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá hữu hiệu, đó là gắn với việc quảng bá giá trị di sản văn hóa với ngành du lịch trên phương tiện truyền thông trực tuyến. Trong khi đó, Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Bên cạnh các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo... hoạt động tru...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2022)

  • Khát vọng là yếu tố tinh thần. Đó là sự mong muốn, đòi hỏi, khao khát với sự thôi thúc mạnh mẽ, quyết tâm dồn mọi nguồn lực để đạt cho được mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề, không khuất phục trước mọi thách thức ,hiểm nguy. Trong lịch sử thế giới đã có nhiều quốc gia đất không rộng, người không đông, nghèo về tài nguyên thiên nhiên. thiên tai khắc nghiệt,...những đã phát triển hùng mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia ấy đều bắt nguồn từ chính những khát vọng phát triển ,vươn lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...Đối với nước ta, trong mỗi giai đoạn lịch sử, khát vọng phát triển đất nước được biểu hiện với những nội dung khác nhau nhưng nó luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc , là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc Việt Nam Giành được những thắng lợi vĩ đại trước thiên ta...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2022)

  • Là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam , Nhà văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa và phát huy mà còn chắt lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Những tư tưởng, chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về văn hóa mãi là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới để cùng nhau phát triển

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) xét trên quan điểm toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và môi trường khác nhau, nhưng dưới góc độ tạo NNL cần đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình. Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là nơi tái sản xuất ra con người, tạo ra cơ sở sinh học - xã hội cho việc PTNNL, lại vừa là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần cho NNL. Với tư cách là cơ sở xã hội trong PTNNL, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là cầu nối để NNL gia nhập vào đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Do vậy, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NNL cho xã hội hiện tại và tương lai. Gia đình ổn định và phát triển sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển của NNL. Vì thế, xây...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Kim Yến; Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiều loạn và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.