Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 11 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những khác biệt căn bản với đào tạo theo niên chế. Trong quá trình học theo tín chỉ việc sinh viên tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Tự học, tự nghiên cứu là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo bởi nó phát huy tính tự giác, tích cực trong nâng cao tri thức của sinh viên. Do đó cần thiết phải nâng cao năng lực tự học của sinh viên, đặc biệt là phương pháp dạy tự học của giảng viên cho sinh viên, cũng như kỹ năng và ý thức cho việc tự học và nghiên cứu của sinh viên là rất quan trọng. Từ đó thúc đầy quá trình rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Phong trào TDĐKXDĐSVH là một chủ trương lớn của Nhà nước và được triển khai từ năm 2000 trên phạm vi toàn quốc. Phong trào được triển khai trên 10 năm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Khi triển khai các nội dung của phong trào. Xây dựng gia đình văn hóa và phong trào xây dựng làng, bản văn hóa đã gặp không ít khó khăn, hạn chế bên cạnh những thuận lợi thành tích đạt được, do các đặc thù về điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa của các dân tộc ở các địa bàn. Bài viết này tập trung phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn khi triển khai 2 phong trào này ở một số huyện miền núi, dân tộc từ đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi triển khai ở các vùi miền núi và dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng, giữa văn hóa trong nước và văn hóa quốc tế là một tất yếu. Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bảo các dân tộc thiểu số với những sắc thái văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đang nảy sinh một số vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Để giải quyết những vấn đề này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quản quản lý nhà nước thông qua hệ thống văn bản quản lý được thể hiện bằng những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời, nhằm khơi dậy ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thố...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hóa mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong ngước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đổi. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2017)

  • Bài viết trình bày tín ngưỡng Thiên Yana trong đời sống tâm linh của người Việt ở Trung Bộ : tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp ,cư dân biển ,của cư dân khai thác lâm sản ,cư dân buôn bán .Bên cạnh yếu tố tâm linh tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở Trung Bộ còn là môi trường cho việc sáng tạo ,gìn giữ và phát huy là mội trường cho việc sáng tạo ,gìn giữa và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2017)

  • Các nghi lễ trong gia đình của người Tày ở Cao Bằng đã có những biến đổi nhất định, Các nghi lễ trong gia đình của ngườii Tày thể hiện ở một số khía cạnh khác nhau, cả về nội dung lẫn hình thúc. Tuy nhiên, những bản xa trung tâm huyện lỵ, ít chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị hon thì sự biến đổi có tốc độ chậm hơn các bản gần kế huyện. Nhúng biến đổi về nghi lễ trong gia đình của người Tày ở Cao Bằng diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, sự cộng cư lâu đời đã tạo nên sự giao lu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, sự vay muộn các yếu tố văn hóa của nhau để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa tộc nguời mình. Nói về việc giao thoa, tiếp biến văn hóa thì người Tày ở Cao Bằng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của người Kinh.ácở Cao Bằng đã có những biến đổi nhất định, Các nghi lễ trong gia...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Là nghi lễ quan trọng của đàn ông Dao quần chẹt. Nếu chưa trải qua lễ cấp sắc dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ sinh con, thì vẫn được coi là chưa trưởng thành.n Lễ cấp sắc không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn mang nghĩa xã hội sâu sắc, nghi lễ cấp sắc phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua nhiều nghi thức bắt buộc mang đặc trưng của văn hóa Dao rất rõ nét

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Ba Vì, Hà Nội là nơi cư trú tập trung của 2000 người Dao Quần Chẹt. Mặc dù có điều kiện sinh sống đặc biệt hơn so với đồng tộc ở những địa phương khác nhưng họ vẫn giữ cho mình những nét văn hóa độc đáo, trong đó có hôn nhân. Trong hôn nhân, những nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích công nhận cuộc sống vợ chồng, để đôi nam nữ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, nó được quy định nghiêm ngặt bởi những nguyên tắc, chuẩn mực của cộng đồng.