Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 34 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Bình (2018)

  • Bài viết gợi mở một hướng tiếp cận tang ma theo mục đích của các nghi thức gồm: 1.Làm ma giúp ma người chết có đầy đủ mọi điều kiện kiện cần thiết để đầu thai kiếp người mới, không cho quỷ bắt; 2.Bảo vệ được vía con cháu, những người tham gia làm ma cho người quá cố,tránh chết trùng; 3.Người quá cố phải cảm ơn được người sống đã làm ma, tạo mọi điều kiện để họ đầu thai kiếp người mới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2016)

  • Bài viết giới thiệu về quan niệm về cái chết, cách làm ma cho người chết, các nghi thức chính trong tang lễ của người Dao Quần Chẹt. Các nghi thức trong tang lễ bao gồm: đám tang chôn cất thi hài; làm gối cho người chết, phát khăn tang; tìm thầy cúng, chuẩn bị chôn cất, chia tài sản cho người chết; lễ đưa đám; lễ an táng. Sau đó là các nghi lễ sau chôn cất là lễ rửa nhà, lễ gọi hồn người chết, lễ cất đất cho người chết, làm đám chay tiễn hồn.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2019)

  • Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho Đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản : Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo, thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nhà trường, một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trườ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó

  • Article


  • Authors: Ninh,Thị Thương (2016)

  • Hôn nhân truyền thống của người Tày ở Định Hóa không chỉ là vấn đề chung của gia đình, dòng họ. Hôn nhân chủ yếu là kết quả của sự bàn bạc, sắp xếp giữa hai bên gia đình. Do đó, hôn nhân phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định cũng như phải trải qua các thủ tục, nghi lễ cần thiết mang đặc trưng văn hóa riêng biệt của người Tày, thông qua đó giá trị văn hóa tộc người được thể hiện một cách rõ nét

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...