Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 85 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Ba Vì, Hà Nội là nơi cư trú tập trung của 2000 người Dao Quần Chẹt. Mặc dù có điều kiện sinh sống đặc biệt hơn so với đồng tộc ở những địa phương khác nhưng họ vẫn giữ cho mình những nét văn hóa độc đáo, trong đó có hôn nhân. Trong hôn nhân, những nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích công nhận cuộc sống vợ chồng, để đôi nam nữ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, nó được quy định nghiêm ngặt bởi những nguyên tắc, chuẩn mực của cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2015)

  • Hang Bua là một hang động núi đá, được hình thành cùng với quá trình kiến tạo địa tầng núi non ở đây đã hàng triệu năm. Trải qua thời gian, nước trong kẽ đá liên tục chảy thành các giọt thạch nhũ, tạo nên những hình thù kỳ thú, sinh động. Hang Bua không chỉ là thắng cảnh mà còn gắn với sinh hoạt văn hóa của người Thái. Lễ hội Hang Bua là lễ hội vùng, có hoạt động phong phú và mang nhiều đấu ấn cổ của cư dân Thái gốc nông nghiệp.

  • Article


  • Authors: Trần, Bình (2018)

  • Bài viết gợi mở một hướng tiếp cận tang ma theo mục đích của các nghi thức gồm: 1.Làm ma giúp ma người chết có đầy đủ mọi điều kiện kiện cần thiết để đầu thai kiếp người mới, không cho quỷ bắt; 2.Bảo vệ được vía con cháu, những người tham gia làm ma cho người quá cố,tránh chết trùng; 3.Người quá cố phải cảm ơn được người sống đã làm ma, tạo mọi điều kiện để họ đầu thai kiếp người mới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2016)

  • Bài viết giới thiệu về quan niệm về cái chết, cách làm ma cho người chết, các nghi thức chính trong tang lễ của người Dao Quần Chẹt. Các nghi thức trong tang lễ bao gồm: đám tang chôn cất thi hài; làm gối cho người chết, phát khăn tang; tìm thầy cúng, chuẩn bị chôn cất, chia tài sản cho người chết; lễ đưa đám; lễ an táng. Sau đó là các nghi lễ sau chôn cất là lễ rửa nhà, lễ gọi hồn người chết, lễ cất đất cho người chết, làm đám chay tiễn hồn.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2015)

  • Trước đòi hỏi của thực tiễn Cách mạng năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử là đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa : Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, tính ch...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc phục vụ phát triển du lịch hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích cho chính cộng đồng, mà còn là giải pháp cho phát triển du lịch bền vững, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Là một huyện nằm ở vị trí cửa ngõ quan trọng của tỉnh Sơn La, kết nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội, Mộc Châu có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch cộng đồng. Với 12 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, Mộc Châu đang tích cực khai thác bản sắc văn hóa của các dân tộc để phát triển du l...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2019)

  • Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho Đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản : Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo, thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nhà trường, một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trườ...