Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 85 (Search time: 0.014 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Triệu, Thị Nhất (2022)

  • Lễ cấp sắc là một lễ lớn trong hệ thống nghi lễ của người Dao ở Việt Nam, nơi hộ tụ nhiều bản sắc văn hóa mang dấu ấn rất riêng. Lễ cấp sắc được coi là lễ chứng thực cho sự trưởng thành của đàn ông Dao, để họ được tham gia và quyết định các công việc, hoạt động lớn của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là địa bàn cư trú của nhóm người Dao Đỏ, cộng đồng nơi đây đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy lễ cấp sắc, thể hiện bản sắc độc đáo của văn hóa tộc người

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những khác biệt căn bản với đào tạo theo niên chế. Trong quá trình học theo tín chỉ việc sinh viên tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Tự học, tự nghiên cứu là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo bởi nó phát huy tính tự giác, tích cực trong nâng cao tri thức của sinh viên. Do đó cần thiết phải nâng cao năng lực tự học của sinh viên, đặc biệt là phương pháp dạy tự học của giảng viên cho sinh viên, cũng như kỹ năng và ý thức cho việc tự học và nghiên cứu của sinh viên là rất quan trọng. Từ đó thúc đầy quá trình rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Phong trào TDĐKXDĐSVH là một chủ trương lớn của Nhà nước và được triển khai từ năm 2000 trên phạm vi toàn quốc. Phong trào được triển khai trên 10 năm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Khi triển khai các nội dung của phong trào. Xây dựng gia đình văn hóa và phong trào xây dựng làng, bản văn hóa đã gặp không ít khó khăn, hạn chế bên cạnh những thuận lợi thành tích đạt được, do các đặc thù về điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa của các dân tộc ở các địa bàn. Bài viết này tập trung phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn khi triển khai 2 phong trào này ở một số huyện miền núi, dân tộc từ đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi triển khai ở các vùi miền núi và dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng, giữa văn hóa trong nước và văn hóa quốc tế là một tất yếu. Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bảo các dân tộc thiểu số với những sắc thái văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đang nảy sinh một số vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Để giải quyết những vấn đề này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quản quản lý nhà nước thông qua hệ thống văn bản quản lý được thể hiện bằng những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời, nhằm khơi dậy ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thố...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hóa mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong ngước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đổi. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.