Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 85 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Đời sống văn hóa cần được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với mội trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể từ đó hình thành nhân cách. Vì văn hóa là một hiện tượng phức tạp từ đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên. đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng động. Bởi vậy xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nề...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất coi trọng hôn nhân và gia đình, điều đó được thể hiện rất rõ qua hệ thống luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục của đồng bào nơi đây có những quy định cụ thể về các mối quan hệ xã hội khác. Hiện nay, những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc người trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là phương thức hữu hiệu để bảo vệ hôn nhân và gia đình của các dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trước những trái chiều của xã hội hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Miền tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm 2/3 cư dân với nhiều nét văn hóa tiêu biểu độc đáo, trong đó tục làm vía là một tín ngưỡng, tập tục có từ lâu đời và trở thành văn hóa tâm linh đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời và cộng động người Thái. Tục làm vía của người Thái ở Miền Tây Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu mong các thần linh phù hộ cho con người lúc nào cũng gặp may, điềm lành, không làm cái ác, coi cái thiện là tiền đề của các thành viện trong gia đình khát vọng đạt được. Con người sống được là nhờ có vẳn/ khoẳn (linh hồn) ngụ trong thể xác. Con người khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, những vị thần phúc hậu luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống c...