Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 85 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2015)

  • Bài viết đề cập 4 vấn đề chính : Một là, khẳng định tầm quan trọng của việc chủ động học tập của sinh viên trong đào tạo ở bậc đại học, đặc biệt là đào tạo theo học chế tín chỉ. Hai là, nêu lên một số thực trạng của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội. Ba là, chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Từ đầu tháng Chạp, người Dao ở Ba Vì đã ăn Tết cuối năm. Đây là dịp để anh em họ hàng, bà con làng bản xum vầy, đoàn tụ. Họ ngồi cùng nhau quanh mâm cỗ lá, có chén rượu nồng và chúc nhau mọi lời chúc tốt đẹp nhất. Cỗ lá thể hiện phong cách ẩm thực độc đáo của người Dao, có từ xa xưa, nay đã trở thành truyền thuyết văn hóa của họ.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì , huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội sớm chịu tác dộng từ đô thị hóa theo quá trình thay đổi đại giới hành chính của thành phố Hà Nội. Cùng với sự thau đổi địa giới hành chính và đô thị hóa, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Lê, Văn Minh (2022)

  • Chiềng Ngần là vùng đất có cộng đồng người Thái Đen sinh sống, lưu giữ nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian. Trong đó, nghề rèn truyền thống không chỉ cung cấp dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, mà còn gắn bó với tín ngưỡng trong vùng. Hiện nay, các giá trị văn hóa liên quan đến sản phẩm của nghề (con dao) rất đa dạng và phong phú. Bài viết này phân tích giá trị của con dao (mạ mịt) trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Thái, qua đó mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người việt, thể hiện đặc trưng văn hóa của từng tộc người, từng khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, sự mở cửa giao lưu, đã tác động không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Sự tác động đó có cả những yếu tố tích cực, tuy nhiên sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là một đe dọa tới việc bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong lễ hội. Điều này đòi hỏi cần có những nhìn nhận thấu đáo để đưa ra những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, giữ gìn những giá trị tốt đẹp vốn có của các lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Triệu, Thị (2022)

  • Có thể nói, lễ hội truyền thống là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa vật thể và tâm linh cộng đồng. Lễ hội truyền thống là môi trường hay còn gọi là "bảo tàng sống" cho các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, các làng hay vùng miền, thậm chí là quốc gia dân tộc được trường tồn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.