Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 34 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì , huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội sớm chịu tác dộng từ đô thị hóa theo quá trình thay đổi đại giới hành chính của thành phố Hà Nội. Cùng với sự thau đổi địa giới hành chính và đô thị hóa, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Lê, Văn Minh (2022)

  • Chiềng Ngần là vùng đất có cộng đồng người Thái Đen sinh sống, lưu giữ nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian. Trong đó, nghề rèn truyền thống không chỉ cung cấp dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, mà còn gắn bó với tín ngưỡng trong vùng. Hiện nay, các giá trị văn hóa liên quan đến sản phẩm của nghề (con dao) rất đa dạng và phong phú. Bài viết này phân tích giá trị của con dao (mạ mịt) trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Thái, qua đó mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Miền tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm 2/3 cư dân với nhiều nét văn hóa tiêu biểu độc đáo, trong đó tục làm vía là một tín ngưỡng, tập tục có từ lâu đời và trở thành văn hóa tâm linh đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời và cộng động người Thái. Tục làm vía của người Thái ở Miền Tây Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu mong các thần linh phù hộ cho con người lúc nào cũng gặp may, điềm lành, không làm cái ác, coi cái thiện là tiền đề của các thành viện trong gia đình khát vọng đạt được. Con người sống được là nhờ có vẳn/ khoẳn (linh hồn) ngụ trong thể xác. Con người khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, những vị thần phúc hậu luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống c...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng, giữa văn hóa trong nước và văn hóa quốc tế là một tất yếu. Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bảo các dân tộc thiểu số với những sắc thái văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đang nảy sinh một số vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Để giải quyết những vấn đề này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quản quản lý nhà nước thông qua hệ thống văn bản quản lý được thể hiện bằng những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời, nhằm khơi dậy ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thố...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hóa mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong ngước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đổi. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2015)

  • Lễ pót đẳm là lễ chuyển họ của người Thái trắng. Cô dâu sau khi cưới phải chuyển họ nhà chồng để thành họ nhà chống, khi chết làm ma nhà chồng. Lễ pốt đẳm có nhiều nghi thức và sự kiêng kỵ khá phức tạp. Bài viết làm rõ khái niệm của người Thái trắng về pốt đẳm mô tả các nghi lễ và vậ-t cúng, đồng thời cũng đề cập tới sự biến đổi của lễ pốt đẳm. Những giá trị này cần bảo tồn và phát huy đẻ làm rõ hơn bản sắc văn hóa Thái trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam