Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-5 of 5 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2023)

  • Người Bố Y ở Lào Cai có một lễ hội độc đáo, đó là lễ hội mời các cô tiên trên trời xuống trần gian hát giao duyên với dân bản, được tổ chức vào đêm trăng sáng trong khoảng thời gian từ mùng bốn Tết đến trước Rằm tháng Giêng. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội là dịp để dân bản giao lưu, ca hát giải trí, qua đó tăng cường cố kết cộng đồng. Sự độc đáo của lễ hội này còn mang lại tiềm năng khai thác du lịch rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội mời tiên xuống trần gian hát giao duyên của người Bố Y đang có xu hướng bị mai một do những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nghệ nhân cao tuổi, khó tìm địa điểm tổ chức và sự cạnh tranh của các loại hình giải trí khác. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu và sớm triển khai những giải pháp nhằm bảo tồn và p...

  • previous
  • 1
  • next