Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-5 of 5 (Search time: 0.002 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất coi trọng hôn nhân và gia đình, điều đó được thể hiện rất rõ qua hệ thống luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục của đồng bào nơi đây có những quy định cụ thể về các mối quan hệ xã hội khác. Hiện nay, những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc người trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là phương thức hữu hiệu để bảo vệ hôn nhân và gia đình của các dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trước những trái chiều của xã hội hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở nơi đây.

  • previous
  • 1
  • next