Search

Refine By:

Search Results

Results 81-90 of 94 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Miền tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm 2/3 cư dân với nhiều nét văn hóa tiêu biểu độc đáo, trong đó tục làm vía là một tín ngưỡng, tập tục có từ lâu đời và trở thành văn hóa tâm linh đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời và cộng động người Thái. Tục làm vía của người Thái ở Miền Tây Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu mong các thần linh phù hộ cho con người lúc nào cũng gặp may, điềm lành, không làm cái ác, coi cái thiện là tiền đề của các thành viện trong gia đình khát vọng đạt được. Con người sống được là nhờ có vẳn/ khoẳn (linh hồn) ngụ trong thể xác. Con người khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, những vị thần phúc hậu luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống c...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Đời sống văn hóa cần được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với mội trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể từ đó hình thành nhân cách. Vì văn hóa là một hiện tượng phức tạp từ đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên. đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng động. Bởi vậy xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nề...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Ninh Bình là vùng đất cổ với sự đa dạng của tự nhiên và bề dầy lịch sử - văn hóa, gắn liền với khối cư dân Việt - Mường, cộng đồng được coi là cư dân bản địa, chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là tổ tiên trực tiếp của người Việt và người Mường. Trên cơ sở tầng văn hóa Việt - Mường bản địa đó, cùng với quá trình chống Bắn thuộc và tiếp thu, hội nhập có chọn lọc văn hóa bên ngoài (văn hóa Hán, Phật giáo, Đạo giáo,...) đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Ninh Bình đa dạng và độc đáo, góp phần làm nền tảng vũng chứ để ĐInh Bộ Lĩnh vươn lên thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia độc lập. Những giá trị văn hóa, nhân văn đó là nền tảng, là nguồn lực to lớn cần phải được giữ gìn và phát huy để NInh Bình củng cố thêm bền chặt khối đại đoàn kế toàn dân cũng như phục vụ sự nghiệp xâ...