Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 36 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:

  • Nhà ở là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao nó riêng và các dân tộc thiểu số nói chung. Nhà ở là một trong những yếu tố phân biệt giữa các tộc người cũng là yếu tố thể hiện sự thích ứng với môi trường cư trú, điều kiện kinh tế của họ. Trong quá trình ổn định đời sống tại khu tái định cư xã Hoàng Khai, nhà ở của người Dao đã có nhiều biến đổi nhanh chóng. Đặc biệt là sự biến đổi về loại hình nhà ở, quá trình làm nhà, bố trí mặt bằng sinh hoạt, các nghi lễ, kiêng kỵ liên quan đến nhà ở.

  • Article


  • Authors: Trần, Bình (2018)

  • Bài viết gợi mở một hướng tiếp cận tang ma theo mục đích của các nghi thức gồm: 1.Làm ma giúp ma người chết có đầy đủ mọi điều kiện kiện cần thiết để đầu thai kiếp người mới, không cho quỷ bắt; 2.Bảo vệ được vía con cháu, những người tham gia làm ma cho người quá cố,tránh chết trùng; 3.Người quá cố phải cảm ơn được người sống đã làm ma, tạo mọi điều kiện để họ đầu thai kiếp người mới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Là nghi lễ quan trọng của đàn ông Dao quần chẹt. Nếu chưa trải qua lễ cấp sắc dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ sinh con, thì vẫn được coi là chưa trưởng thành.n Lễ cấp sắc không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn mang nghĩa xã hội sâu sắc, nghi lễ cấp sắc phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua nhiều nghi thức bắt buộc mang đặc trưng của văn hóa Dao rất rõ nét

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2015)

  • Phong tục tập quán vốn là những đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người; có những phong tục "ăn sâu, bám rễ" duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa phong tục của các dân tộc là việc làm cần thiết, trong đó có tục làm vía ( lễ buộc chỉ cổ tay ) - một hoạt động văn hóa lễ tục mang màu sắc tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2015)

  • Hang Bua là một hang động núi đá, được hình thành cùng với quá trình kiến tạo địa tầng núi non ở đây đã hàng triệu năm. Trải qua thời gian, nước trong kẽ đá liên tục chảy thành các giọt thạch nhũ, tạo nên những hình thù kỳ thú, sinh động. Hang Bua không chỉ là thắng cảnh mà còn gắn với sinh hoạt văn hóa của người Thái. Lễ hội Hang Bua là lễ hội vùng, có hoạt động phong phú và mang nhiều đấu ấn cổ của cư dân Thái gốc nông nghiệp.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Ba Vì, Hà Nội là nơi cư trú tập trung của 2000 người Dao Quần Chẹt. Mặc dù có điều kiện sinh sống đặc biệt hơn so với đồng tộc ở những địa phương khác nhưng họ vẫn giữ cho mình những nét văn hóa độc đáo, trong đó có hôn nhân. Trong hôn nhân, những nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích công nhận cuộc sống vợ chồng, để đôi nam nữ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, nó được quy định nghiêm ngặt bởi những nguyên tắc, chuẩn mực của cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2023)

  • Người Bố Y ở Lào Cai có một lễ hội độc đáo, đó là lễ hội mời các cô tiên trên trời xuống trần gian hát giao duyên với dân bản, được tổ chức vào đêm trăng sáng trong khoảng thời gian từ mùng bốn Tết đến trước Rằm tháng Giêng. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội là dịp để dân bản giao lưu, ca hát giải trí, qua đó tăng cường cố kết cộng đồng. Sự độc đáo của lễ hội này còn mang lại tiềm năng khai thác du lịch rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội mời tiên xuống trần gian hát giao duyên của người Bố Y đang có xu hướng bị mai một do những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nghệ nhân cao tuổi, khó tìm địa điểm tổ chức và sự cạnh tranh của các loại hình giải trí khác. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu và sớm triển khai những giải pháp nhằm bảo tồn và p...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2023)

  • Trong hơn hai thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt những dự án thủy điện đã tác đọng không nhỏ đến môi trường và quy hoạch dân cư nhiều vùng ở nước ta. Các dự án này được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời. Việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện vì thế sẽ dân đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế , phong tục tập quán, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc . Bài viết nghiên cứu về cộng đồng người dao di dân từ lòng hồ thủy điên Na Hang, tái định cư tại huyện Lâm Bình và Chiêm Hóa, Tuyên Quang để tìm hiểu những thau đổi về nhận thức , thái độ và hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao ở vùng tái định cư.