Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 33 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Văn Minh (2022)

  • Chiềng Ngần là vùng đất có cộng đồng người Thái Đen sinh sống, lưu giữ nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian. Trong đó, nghề rèn truyền thống không chỉ cung cấp dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, mà còn gắn bó với tín ngưỡng trong vùng. Hiện nay, các giá trị văn hóa liên quan đến sản phẩm của nghề (con dao) rất đa dạng và phong phú. Bài viết này phân tích giá trị của con dao (mạ mịt) trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Thái, qua đó mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Miền tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm 2/3 cư dân với nhiều nét văn hóa tiêu biểu độc đáo, trong đó tục làm vía là một tín ngưỡng, tập tục có từ lâu đời và trở thành văn hóa tâm linh đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời và cộng động người Thái. Tục làm vía của người Thái ở Miền Tây Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu mong các thần linh phù hộ cho con người lúc nào cũng gặp may, điềm lành, không làm cái ác, coi cái thiện là tiền đề của các thành viện trong gia đình khát vọng đạt được. Con người sống được là nhờ có vẳn/ khoẳn (linh hồn) ngụ trong thể xác. Con người khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, những vị thần phúc hậu luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống c...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Đời sống văn hóa cần được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với mội trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể từ đó hình thành nhân cách. Vì văn hóa là một hiện tượng phức tạp từ đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên. đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng động. Bởi vậy xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nề...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Ninh Bình là vùng đất cổ với sự đa dạng của tự nhiên và bề dầy lịch sử - văn hóa, gắn liền với khối cư dân Việt - Mường, cộng đồng được coi là cư dân bản địa, chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là tổ tiên trực tiếp của người Việt và người Mường. Trên cơ sở tầng văn hóa Việt - Mường bản địa đó, cùng với quá trình chống Bắn thuộc và tiếp thu, hội nhập có chọn lọc văn hóa bên ngoài (văn hóa Hán, Phật giáo, Đạo giáo,...) đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Ninh Bình đa dạng và độc đáo, góp phần làm nền tảng vũng chứ để ĐInh Bộ Lĩnh vươn lên thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia độc lập. Những giá trị văn hóa, nhân văn đó là nền tảng, là nguồn lực to lớn cần phải được giữ gìn và phát huy để NInh Bình củng cố thêm bền chặt khối đại đoàn kế toàn dân cũng như phục vụ sự nghiệp xâ...

  • Article


  • Authors: Triệu, Thị Nhất (2022)

  • Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương, huyện Vị Xuyên đã và đang khai thác các sản phẩm du lịch tâm lịch, lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng, sinh thái,... Hiện nay, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của huyện. Các lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Đa số là lao động trình độ thấp, lao động tự do chưa được đào tạo nghiệp vụ cơ bản, chưa đáo ứng được yêu cầu về dịch vụ du lịch. Khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ còn nhiều hạn chế.