Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 136 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Thien (2020)

  • -

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Kim (2022)

  • Trong đời sống kinh tế, văn hóa của các tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo sinh sống ở vùng Tây Nguyên, người Êđê đã sớm biết đến kỹ thuật dệt và nổi tiếng về các sản phẩm dệt. Nghề dệt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào. Từ các chất liệu khai thác trong sử thi Dăm Săn, bài viết tập trung phân tích thế giới động vật trên các sản phẩm dệt được miêu tả (lưu giữ) trong sử thi. Được dẫn dắt bởi tâm thức “Vạn vật hữu linh” (Animism), trong sử thi, các bài khan đã chắt lọc những đặc tính tiêu biểu của giống loài; sức mạnh của nhiều loài động vật để biểu đạt, tôn vinh vị thế, vẻ đẹp tự nhiên và trí tuệ của con người. Như vậy, sử thi không chỉ là một di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng tinh hoa ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2022)

  • Khi tiếp cận một tác phẩm thuộc thể loại Emagazine, độc giả thường có cảm giác đang đọc báo phiên bản điện thoại trên máy tính, hoặc đang thưởng thức một trang tạp chí được thiết kế sang trọng, cầu kì. Đời sống báo chí đang có những biến động, “báo chí chậm” (slow journalism) đang trở thành xu hướng mà công chúng báo chí hướng đến. Vì vậy, các bài viết thuộc thể loại Emagazine đã cung cấp cho độc giả những nội dung đầy đủ, sâu sắc về bất cứ lĩnh vực nào. Bài viết này phân tích đặc trưng của thể loại Emagazine, một loại hình được xem là “vũ khí” quan trọng nhất trong cuộc chiến thu hút độc giả của báo mạng điện tử đối với các loại hình báo chí khác và với mạng xã hội hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2022)

  • Đời sống văn hóa là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển và hoàn thiện con người, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp. Trong bức tranh văn hóa của các dân tộc Việt Nam, văn hóa dân tộc Chăm, đặc biệt là người Chăm ở Ninh Thuận, là một mảng màu đặc biệt, ẩn chứa những giá trị, biểu tượng, các lớp văn hóa và là tấm gương phản chiếu trung thực lối sống và đặc điểm tộc người.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2022)

  • Khai bút là thủ tục cầm bút viết vào đầu năm mới của giới trí thức, sĩ tử, học trò xưa gắn với truyền thống Nho học. Sau thời gian dài gián đoạn, khoảng chục năm trở lại đây, tục khai bút được phục hồi và sáng tạo lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với đó, tục xin chữ, cho chữ đầu năm cũng ngày càng phổ biến, trở thành dịch vụ diễn ra rất sôi động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các đền, chùa ở Hà Nội… Tục khai bút không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn có tác dụng khơi gợi khả năng sáng tạo, tinh thần cầu thị cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa như hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Mai Anh (2022)

  • Nghệ thuật sơn mài Việt Nam vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng chứa đựng nét văn hóa Á Đông đa dạng và huyền bí. Trải qua những chặng đường lịch sử, nghề sơn qua trang trí kiến trúc, đồ thờ và tượng ở đình, chùa Việt không chỉ cho thấy sự thăng hoa của một nghề truyền thống, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cổ mang đậm chất Phật giáo, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nền nghệ thuật của người Việt.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Nhung (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu, kết hợp với việc khảo sát thực địa, bài viết phác dựng lại quá trình truyền bá, phát triển và suy tàn của Đạo giáo ở Việt Nam nói chung, khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng. Bài viết chứng minh rằng với những đặc trưng địa - chính trị, địa văn hóa riêng biệt, vùng đất Thạch Thất nổi lên như là một trong những trung tâm Đạo giáo sớm nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác, sau khi du nhập vào Thạch Thất, Đạo giáo chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Các Đạo quán vốn là cơ sở thờ tự quan trọng nhất của Đạo giáo, ngoài thờ các hình tượng Đạo giáo điển hình như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,... còn có các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, các thần linh có...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Vũ Thị Cẩm Thanh (2022)

  • Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2030 và nhiều chính sách khác nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trò tiên phong của thanh niên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên. Trong thời gian qua, quá trình xã hội hóa công tác thanh niên, xây dựng văn hóa chính trị trong thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường thích hợp để bồi dưỡng và phát huy năng lực, sức trẻ, tinh thần sáng tạo của thanh niên. Bài viết nhằm đánh gi...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Diệu Trang (2022)

  • Trong xã hội ngày nay, đối với không ít người, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã trở thành một phần cuộc sống, nó cung cấp cơ hội để hiểu hành vi xã hội hàng ngày, những mối quan tâm, nhu cầu, cảm xúc và ý tưởng của con người. Các thực hành giao tiếp trên Facebook mang tính xã hội, nơi mọi người có thể chia sẻ trải nghiệm của cá nhân về cuộc sống thường ngày, và cũng là nơi mỗi người có thể giao lưu với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng mạng bằng các hình thức đăng tải ảnh, tương tác, chia sẻ thông tin, ý kiến cá nhân nhằm duy trì và tạo dựng vốn xã hội. Sự tham gia của người dùng vào mạng lưới giao lưu văn hóa trên Facebook là quá trình vừa quan sát, vừa bị quan sát, theo dõi lẫn nhau, duy trì sự kết nối, mở rộng ý thức về quyền riêng tư, xác lập danh t...

  • Article


  • Authors: Vũ, Minh Hạo (2022)

  • Điện ảnh không chỉ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng và Nhà nước, mà còn là một bộ phận của ngành công nghiệp văn hóa. Điều này đặt ra cho nhà quản lý về điện ảnh phải sớm có những định hướng phát triển, những công cụ pháp lý đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật về điện ảnh của các quốc gia trong khu vực và quốc tế là hoạt động có ý nghĩa nhằm đối sánh, phân tích, định hướng cho việc đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về điện ảnh Việt Nam nói chung và xây dựng Luật Điện ảnh nói riêng