Search

Refine By:

Search Results

Results 381-390 of 435 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Nhật Anh (2022)

  • Du lịch nông thôn (DLNT) là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiêm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. DLNT bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và các công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyển đi tham quan danh lam thắng cảnh, thưởng thức cảnh quan nông thôn và du lịch nông nghiệp.

  • Article


  • Authors: Đinh, Văn Hiển (2021)

  • Thục thì chính sách (TIG3) có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình chính sách. ITC8 góp phần thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, han hành chính sách tiếp theo. Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTGS, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả TIGS văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Kim (2022)

  • Trong đời sống kinh tế, văn hóa của các tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo sinh sống ở vùng Tây Nguyên, người Êđê đã sớm biết đến kỹ thuật dệt và nổi tiếng về các sản phẩm dệt. Nghề dệt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào. Từ các chất liệu khai thác trong sử thi Dăm Săn, bài viết tập trung phân tích thế giới động vật trên các sản phẩm dệt được miêu tả (lưu giữ) trong sử thi. Được dẫn dắt bởi tâm thức “Vạn vật hữu linh” (Animism), trong sử thi, các bài khan đã chắt lọc những đặc tính tiêu biểu của giống loài; sức mạnh của nhiều loài động vật để biểu đạt, tôn vinh vị thế, vẻ đẹp tự nhiên và trí tuệ của con người. Như vậy, sử thi không chỉ là một di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng tinh hoa ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Hồng Liên (2022)

  • Nguyên phi Ỷ Lan là một người phụ nữ kiệt xuất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Với những đóng góp quan trọng đối với triều đình và nước Đại Việt thời nhà Lý, bà được nhân dân tôn vinh, thờ cúng ở nhiều nơi vùng châu thổ Bắc Bộ. Bằng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong việc giải mã các đặc trưng trong tín ngưỡng thờ các vị thần có nguồn gốc hoàng tộc, bài viết làm rõ những đóng góp quan trọng của Nguyên phi Ỷ Lan khi ở địa vị cao trong chốn cung đình, cũng như sự “hóa thân” thành một Nữ thần hoàng tộc trong tín ngưỡng dân gian. Do đó, tục thờ Nguyên phi Ỷ Lan vừa mang những đặc điểm chung của tục thờ Nữ thần, vừa mang những đặc trưng riêng thể hiện rõ nét tính chất cung đình.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thủy; Lưu Thu Hương (2022)

  • Biển và đại dương là nền tảng của sự chuyển biến văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi thương mại, vận tải hàng hải, truyền bá tín ngưỡng và hình thành các nghi lễ tôn giáo. Sự tương tác giữa con người và môi trường biển tạo nên không gian sinh tồn và văn hóa biển, được lưu giữ trong gia phả các dòng tộc, gia đình, địa danh, các câu chuyện lịch sử, biểu hiện văn hóa, hệ thống tri thức biển... Tại Việt Nam, văn hóa biển đang tham gia mạnh mẽ và được coi là một trong những trụ cột chính cho việc phát triển du lịch biển. Theo đó, bài viết đi sâu phân tích vai trò, hiện trạng và giải pháp trong việc phát huy giá trị văn hóa biển vào khai thác ngành du lịch biển ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê, Anh Tuấn (2021)

  • Trong văn hóa của dân tộc Katu, hình tượng con trâu rất phổ biến, nhưng quan trọng nhất, trâu được chọn là lễ vật cao quý nhất hiến tế dâng thần linh. Tập tục hiến sinh trâu là nghi lễ quy mô nhất, mang ý nghĩa cao nhất đối với người Katu trước đây cũng như hiện nay, mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa của cư dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái văn hóa cộng đồng của một tộc người trong sự cộng hưởng về cầu phúc, cầu an, cầu mùa. Năm 1938, chuyên đề “Les chasseurs de sang” (Những kẻ săn máu) được nghiên cứu bởi L. Pichon, xuất bản trong tập san “Hội những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH) giúp chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về nghi lễ hiến sinh này ở dân tộc Katu.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trí Bền (2021)

  • Ở Việt Nam, V.Ia.Propp (1895 - 1970) đã được giới thiệu qua một số bài viết như: Hình thái học cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore và thực tại… Những năm qua, lý thuyết của V.Ia.Propp được chú trọng vận dụng trong nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng. Bài viết này đánh giá các công trình vận dụng lý thuyết của V.Ia.Propp trong nghiên cứu hình thái học cổ tích, gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ và các nghiên cứu về lễ hội nông nghiệp Nga để nghiên cứu văn học dân gian và văn hóa dân gian Việt Nam.Trên cơ sở ấy, đưa ra các khuyến nghị để phát triển việc ứng dụng lý thuyết của V.Ia.Propp, góp phần kỷ niệm quan hệ Nga - Việt trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2021)

  • “Vốn văn hóa” là một thuật ngữ gắn với tên tuổi của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Đây là khái niệm nổi tiếng nhất của ông, có ảnh hưởng rộng lớn trong giới học giả thế giới trong khoảng nửa thế kỷ trở lại đây. Theo Bourdieu, “Vốn văn hóa” tồn tại ở ba dạng: hiện thân, khách thể hóa và thể chế hóa. Nó là nguồn gốc của những khác biệt giữa các cá nhân trong thành tích học tập, thị hiếu nghệ thuật, thói quen thực hành văn hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công trong cuộc sống mỗi người. Khái niệm “Vốn văn hóa” đã được tiếp nhận và được phát triển về mặt lý luận tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những quan điểm của các học giả khác nhau, tác giả bài viết đề xuất thêm một khái niệm của mình về vốn văn hóa.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa...