Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 88 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương,Văn Sáu (2019)

  • Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo”… sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm r...

  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú (2014)

  • Văn hóa ứng xử của con người với tự nhiên được thể hiện qua nội dung luật tục của người Ê đê, M'nông ở Đắk Lắk và người Hà Nhì ở Lai Châu. Đó là cách ứng xử của con người với rừng, với nguồn nước, cách bảo vệ rừng và nguồn nước. Đây chính là những cách ứng xử có văn hóa, thể hiện trình độ văn hóa cao của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Những cách ứng xử trên cần trở thành một trong những công tác tuyên truyền về nếp sống văn hóa hiện nay của các cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số và miền núi.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Quyên (2017)

  • Thị trường, thị trường văn hóa là một thuật ngữ quen thuộc gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng. Nhưng văn hoá bao gồm các sản phẩm và dịch vụ văn hóa được sáng tạo, sản xuất ra các giá trị văn hóa tinh thần

  • Article


  • Authors: Hoàng,Trung Hiếu (2018)

  • Nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách tham quan, trong những năm qua Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (BTHC) đã tích cực, chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Từ các nội dung giáo dục một chiều dịch chuyển dần sang tuyên truyền - giáo dục tương tác và khám phá trải nghiệm, giải trí cho đến các buổi tham quan kết hợp với giao lưu nhân chứng lịch sử. Thông qua đó nâng cao vai trò của bảo tàng trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng BTHC trở thành một địa chỉ quen thuộc của công chúng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự nói riêng và di sản văn hóa nước nhà nói chung

  • Article


  • Authors: Đào,Đăng Phượng (2015)

  • Hát ghẹo là một hình thức âm nhạc dân gian cổ truyền, được sinh thành ở vùng đất Phú Thọ. Ngay từ khi ra đời, hát Ghẹo đã gắn liền với tục kết bạn "nước nghĩa". Những năm 1930-1945, do ảnh hưởng của yếu tố chính trị,tục kết bạn"nước nghĩa" tan rã dần, khiến cho hát Ghẹo bị rơi vào quên lãng. Sau đó, hát Ghẹo lại được hồi sinh trong các lễ hội truyền thống. Hát Ghẹo được luyện tập,truyền dạy trong gia đình. Ngoài xã hội,hát Ghẹo là phương tiện bày tỏ tình yêu nam nữ. Những năm gần đây, hát Ghẹo đã đi vào sân khấu nghệ thuật quần chúng và chuyên nghiệp với những thành công rực rỡ.

  • Article


  • Authors: Dương,Đình Minh Sơn (2015)

  • Lễ hội Trò Trám mang tính trang nghiêm, linh thiêng, có ý nghĩa tục hèm (trừ đuổi ma tà, triệt tiêu hiểm họa, bảo vệ con người). Lễ hội này còn mang ý nghĩa cầu phúc (cầu con trai). Tuy nhiên,một số người đã hiểu sai lệch bản chất của lễ hội Trò Trám, cho đó đơn thuần là phồn thực hoặc mang ý nghĩa dâm tục. Bài viết mô tả lại lễ hội Trò Trám và đưa ra ý kiến điều chỉnh nhận thức lêch lạc nói trên

  • Article


  • Authors: Đinh, Văn Hiển (2014)

  • Không gian nghệ thuật công cộng (KGNTCC) là một trong những không gian văn hóa mà ở đó con người tổ chức sinh hoạt cộng đồng và thưởng thức,sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật. Những không gian này xuất hiện trong xã hội đương đại được xem như phản ánh nền văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng và tác động đến thị hiếu thẩm mỹ của chính cộng đồng đó. KGNTCC là sự cân bằng tâm lý, là mối giao hòa giữa con người với thiên nhiên; là biểu hiện quan niệm về trật tự đô thị và là sự lựa chọn khách thể của con người mang tính nhân văn

  • Article


  • Authors: Trần,Mai Ước; Trương,Thị Cẩm Xuyên (2018)

  • Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX