Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đào,Đăng Phượng (2015)

  • Hát ghẹo là một hình thức âm nhạc dân gian cổ truyền, được sinh thành ở vùng đất Phú Thọ. Ngay từ khi ra đời, hát Ghẹo đã gắn liền với tục kết bạn "nước nghĩa". Những năm 1930-1945, do ảnh hưởng của yếu tố chính trị,tục kết bạn"nước nghĩa" tan rã dần, khiến cho hát Ghẹo bị rơi vào quên lãng. Sau đó, hát Ghẹo lại được hồi sinh trong các lễ hội truyền thống. Hát Ghẹo được luyện tập,truyền dạy trong gia đình. Ngoài xã hội,hát Ghẹo là phương tiện bày tỏ tình yêu nam nữ. Những năm gần đây, hát Ghẹo đã đi vào sân khấu nghệ thuật quần chúng và chuyên nghiệp với những thành công rực rỡ.

  • Article


  • Authors: Dương,Đình Minh Sơn (2015)

  • Lễ hội Trò Trám mang tính trang nghiêm, linh thiêng, có ý nghĩa tục hèm (trừ đuổi ma tà, triệt tiêu hiểm họa, bảo vệ con người). Lễ hội này còn mang ý nghĩa cầu phúc (cầu con trai). Tuy nhiên,một số người đã hiểu sai lệch bản chất của lễ hội Trò Trám, cho đó đơn thuần là phồn thực hoặc mang ý nghĩa dâm tục. Bài viết mô tả lại lễ hội Trò Trám và đưa ra ý kiến điều chỉnh nhận thức lêch lạc nói trên

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2015)

  • Thị trường nghệ thuật cũng giống như thị trường nói chung là tổng hòa của các mối quan hệ thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường nghệ thuật còn mang tính đặc thù như khó định giá, giao dịch không thường xuyên, phí tổn giao dịch tốn kém. Thị trường nghệ thuật ở Hà Nội xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên phải đến thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 trở đi) nó mới có điều kiện phát triển. Cho đến nay, thị trường nghệ thuật ở Hà Nội vẫn là thị trường sơ cấp, chưa xuất hiện thị trường thứ cấp. Vì vậy nó vẫn đang cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2015)

  • Bài viết đề xuất phương án cho 5 loại huyện đảo - xã đảo. Mỗi loại đều có nét đặc thù, vì vậy không thẻ không áp dụng một mô hình chung như các huyện, xã ở đất liền. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần có các chính sách văn hóa phù hợp.

  • Article


  • Authors: Cao, Đức Hải (2015)

  • Đông Nam Á là một trong những cái nói của cây lúa, của văn hóa trồng lúa. Đặc biệt cây lúa nước gắn với nền văn minh lúa nước. Các hình thức tín ngưỡng về lúa là một yếu tố không bị mờ nhạt ở hầu hết các dân tộc đông nam á bản địa. Tín ngưỡng về lúa là mội đặc trưng văn hoá Đông Nam Á và Việt Nam. Tiếp tục tìm hiểu sâu đặc trưng này sẽ rất ý nghĩa trong bối cảnh Đông Nam Á thực sự trở thành một khối thống nhất trong đa đạng

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2015)

  • Với nó lực bảo tồn và phát huy di sản múa dân tộc, các biên đạo múa Việt Nam luôn tìm tòi, khái thác để sáng tạo ra các tác phẩm múa vừa giữ đậm chất dân gian truyền thống, vừa tình ứng với sự phát triển và yêu cầu thẩm mỹ hiện đại. Trong những sáng tạo ấy, các tác phẩm múa khai thác từ ngôn ngữ múa Chăm đã có rất nhiều thành công trên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp. Những thành công này đã định hướng, cổ vũ các biên đạo múa Việt Nam vững tin, tiếp bước trên con đường kế thừa và phát triển di sản múa dân tộc.