Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 101-110 of 243 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2013)

  • Marketing và Gây quỹ là những công cụ quản lý giúp tổ chức văn hóa nghệ thuật vận hành hiệu quả hơn, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và đối với các tổ chức mà ngân sách bao cấp không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động. Bài viết dẫn chứng mô hình marketing nghệ thuật của tác giả Ruth Rentschler, đồng thời phân tích marketing hỗn hợp và thu hút tài trợ không chỉ là mối quan hệ một chiều mà chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Marketing hỗn hợp hiệu qủa sẽ thúc đẩy hoạt động gây quỹ, tìm kiếm tài trợ và ngược lại, hoạt động gây quỹ tốt sẽ là cơ sở, động cơ thúc đẩy tổ chức văn hóa nghệ thuật xây dựng các sản phẩm nghệ thuật xuất sắc, thực hiện tích cực các hoạt động marketing và phát triển công chúng.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2013)

  • Qua khảo cứu một số công trình khoa học của Anh, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam - người viết giới thiệu sâu hơn các khái niệm “Công nghiệp văn hóa”, “Công nghiệp sáng tạo”, “Sản nghiệp văn hóa” và các khái niệm khác liên quan; qua đó, cũng tìm hiểu thêm về vai trò, phạm vi tác động, hiệu quả của chính sách phát triển các lĩnh vực “Công nghiệp sáng tạo” và “Công nghiệp văn hóa” trong điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Khánh Hoàng (2017)

  • Thành phố Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt được sự phát triển nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhờ đó, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng, các hoạt động văn hóa đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn có những biểu hiện lệch chuẩn, những hoạt động văn hóa gây phương hại tới đời sống văn hóa lành mạnh; một số lĩnh vực quản lý văn hóa vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa ở thành phố Thanh Hóa để định hướng xây dựng và phát triển ngành văn hóa của thành phố phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2013)

  • Lập mã và giải mã là thao tác tất yếu của nghệ sĩ khi sáng tạo và công chúng khi cảm thụ thông qua cầu nối là tác phẩm nghệ thuật. Cơ chế lập mã và giải mã tuy mang đặc trưng khác biệt nhưng có mối liên hệ biện chứng hữu cơ. Bài viết phân tích vấn đề này nhằm nâng cao nhận thức về một khía cạnh quan trọng thuộc bản chất của quá trình hoạt động nghệ thuật.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2017)

  • Bài viết dựa trên lý luận chung về giáo dục nghệ thuật trong quản lý nhà hát để nghiên cứu một trường hợp điển hình (case study) là hoạt động giáo dục nghệ thuật của Nhà hát Opera Hoàng gia Anh. Trường hợp này được đặt trong bối cảnh chung - hoạt động giáo dục nghệ thuật của các nhà hát ở Vương quốc Anh - và đi sâu phân tích các khía cạnh: chính sách giáo dục nghệ thuật, các loại chương trình giáo dục và đánh giá toàn diện về các chương trình. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển hoạt động giáo dục nghệ thuật cho các nhà hát Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Ngọc Hòa (2016)

  • Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.

  • Thesis


  • Authors: Lưu, Thị Thanh Hòa (2017)

  • Hát Đúm là loại hình dân ca đối đáp giao duyên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ còn vùng ven biển Thủy Nguyên (Hải Phòng) là nơi duy trì được nghệ thuật này trên một diện rộng và mang nét độc đáo. Từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn trân trọng bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Đúm trong lễ hội và đời sống sinh hoạt. Qua thời gian, hát Đúm đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hát Đúm đang gặp những khó khăn, thách thức lớn. Để bảo tồn được hát Đúm, cần có sự quan tâm của chính quyền, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc làm thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là của giới trẻ.

  • Thesis


  • Authors: Phan, Văn Tú; Trương, Đức Cường (2017)

  • Quản lý Văn hóa (QLVH) là ngành đào tạo chuyên môn về lĩnh vực Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa chất lượng cao cho đất nước, có mã số 52220342. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội để dần hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và sản phẩm đầu ra là những người học. Bài viết khảo sát mẫu tại một số cơ sở đào tạo Quản lý Văn hóa, từ đó đưa ra nhận định về thực trạng và gợi ý giải pháp, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành thuộc các cơ sở giáo dục Đại học để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong đó, việc đổi mới chương trình đào tạo sẽ bắt đầu từ đội ngũ giảng viên bởi yếu tố con người được coi là “cái gốc của mọi công việc”.