Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 81-90 of 104 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền; Đoàn, Tuấn Anh (2022)

  • Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là những yếu tố văn hóa gắn với biển. Hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) ven biển còn tồn tại đến ngày nay đã phản ánh những giá trị đặc trưng và diện mạo văn hóa của vùng đất này. Nguồn tài nguyên nhân văn quý giá này đã được tỉnh Quảng Nam chú trọng bảo tồn, khai thác, phát huy trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Bài viết này khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ven biển của tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ven biển Quảng Nam trong phát triển du lịch một...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Linh Thảo (2022)

  • Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Giống như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu, trong đó có cộng đồng người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, với những thành tố văn hóa trở thành bản sắc tộc người. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những biến động về kinh tế - xã hội đã làm biến đổi, thậm chí làm mai một những yếu tố văn hóa truyền thống của người Sán Dìu. Điều đó đặt ra yêu cầu cần triển khai những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Sán Dìu trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê, Vũ Huy (2022)

  • Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của các bảo tàng. Trong bối cảnh dịch bệnh, các bảo tàng Việt Nam nói chung, hệ thống bảo tàng quân đội nói riêng đã chủ động đổi mới công tác trưng bày - triển lãm qua việc ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh truyền thông qua mạng xã hội, tận dụng thời gian không đón khách để tăng cường công tác kiểm kê - bảo quản, đồng thời chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày,… qua đó, giúp nâng cao khả năng thích ứng của bảo tàng trong tình hình mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2021)

  • Trong kho tàng sử thi Êđê, sử thi Tây Nguyên, cùng với các bộ sử thi lớn, có tri thức tổng hòa và nhiều giá trị, cũng có những bộ sử thi chuyên biệt, độc đáo như sử thi Dăm Di, sử thi Chilokok... Nếu sử thi Dăm Di có nội dung chủ yếu về biển, diễn tả sinh động các trận thủy chiến diễn ra giữa các thế lực trên biển thì sử thi Chilokok lại có nhiều nội dung phong phú, giàu hiện thực về quan hệ trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa người Êđê và các tộc người ở Tây Nguyên. Khác với quan điểm của một số chuyên gia coi nội dung cơ bản của sử thi Chilokok thuộc về đề tài chiến tranh, chúng tôi cho rằng, trong sử thi Chilokok, cùng với chủ đề chiến tranh, sử thi cũng có nhiều trường đoạn về các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế được thực hiện ở đồng thời nhiều tầng lớp xã hội ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Bốn (2021)

  • Từ giữa thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Tần tiếp tục công cuộc Nam tiến của người Việt đến vùng đất Khánh Hòa. Quá trình sinh sống trên vùng đất mới, người Việt không chỉ mang theo những truyền thống văn hóa của họ, mà còn giao lưu và tiếp nhận các giá trị văn hóa bản địa của người Chăm. Trong đó, điển hình hơn cả là sự dung hợp tục thờ Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, rồi được Việt hóa thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Từ nghiên cứu thực địa, bằng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn, bài viết sẽ diễn giải về sự tiếp biến văn hóa thú vị này ở Khánh Hòa.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2021)

  • Quảng Ninh, vùng đất nổi tiếng với những di tích, thắng cảnh và nhiều lễ hội mang đậm chất dân gian Bắc Bộ, giàu giá trị truyền thống và tinh hoa của đất nước. Một trong những lễ hội độc đáo mang nét riêng của vùng ven biển Quảng Ninh ở cả phần lễ và phần hội, được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là lễ hội Tiên Công (lễ hội rước người) được tổ chức tại vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.