Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 42 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trí Bền (2021)

  • Ở Việt Nam, V.Ia.Propp (1895 - 1970) đã được giới thiệu qua một số bài viết như: Hình thái học cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore và thực tại… Những năm qua, lý thuyết của V.Ia.Propp được chú trọng vận dụng trong nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng. Bài viết này đánh giá các công trình vận dụng lý thuyết của V.Ia.Propp trong nghiên cứu hình thái học cổ tích, gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ và các nghiên cứu về lễ hội nông nghiệp Nga để nghiên cứu văn học dân gian và văn hóa dân gian Việt Nam.Trên cơ sở ấy, đưa ra các khuyến nghị để phát triển việc ứng dụng lý thuyết của V.Ia.Propp, góp phần kỷ niệm quan hệ Nga - Việt trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2021)

  • “Vốn văn hóa” là một thuật ngữ gắn với tên tuổi của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Đây là khái niệm nổi tiếng nhất của ông, có ảnh hưởng rộng lớn trong giới học giả thế giới trong khoảng nửa thế kỷ trở lại đây. Theo Bourdieu, “Vốn văn hóa” tồn tại ở ba dạng: hiện thân, khách thể hóa và thể chế hóa. Nó là nguồn gốc của những khác biệt giữa các cá nhân trong thành tích học tập, thị hiếu nghệ thuật, thói quen thực hành văn hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công trong cuộc sống mỗi người. Khái niệm “Vốn văn hóa” đã được tiếp nhận và được phát triển về mặt lý luận tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những quan điểm của các học giả khác nhau, tác giả bài viết đề xuất thêm một khái niệm của mình về vốn văn hóa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2021)

  • Trong kho tàng sử thi Êđê, sử thi Tây Nguyên, cùng với các bộ sử thi lớn, có tri thức tổng hòa và nhiều giá trị, cũng có những bộ sử thi chuyên biệt, độc đáo như sử thi Dăm Di, sử thi Chilokok... Nếu sử thi Dăm Di có nội dung chủ yếu về biển, diễn tả sinh động các trận thủy chiến diễn ra giữa các thế lực trên biển thì sử thi Chilokok lại có nhiều nội dung phong phú, giàu hiện thực về quan hệ trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa người Êđê và các tộc người ở Tây Nguyên. Khác với quan điểm của một số chuyên gia coi nội dung cơ bản của sử thi Chilokok thuộc về đề tài chiến tranh, chúng tôi cho rằng, trong sử thi Chilokok, cùng với chủ đề chiến tranh, sử thi cũng có nhiều trường đoạn về các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế được thực hiện ở đồng thời nhiều tầng lớp xã hội ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Bốn (2021)

  • Từ giữa thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Tần tiếp tục công cuộc Nam tiến của người Việt đến vùng đất Khánh Hòa. Quá trình sinh sống trên vùng đất mới, người Việt không chỉ mang theo những truyền thống văn hóa của họ, mà còn giao lưu và tiếp nhận các giá trị văn hóa bản địa của người Chăm. Trong đó, điển hình hơn cả là sự dung hợp tục thờ Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, rồi được Việt hóa thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Từ nghiên cứu thực địa, bằng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn, bài viết sẽ diễn giải về sự tiếp biến văn hóa thú vị này ở Khánh Hòa.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2021)

  • Quảng Ninh, vùng đất nổi tiếng với những di tích, thắng cảnh và nhiều lễ hội mang đậm chất dân gian Bắc Bộ, giàu giá trị truyền thống và tinh hoa của đất nước. Một trong những lễ hội độc đáo mang nét riêng của vùng ven biển Quảng Ninh ở cả phần lễ và phần hội, được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là lễ hội Tiên Công (lễ hội rước người) được tổ chức tại vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2021)

  • Tranh kính là thực thể từ lâu đã hiện hữu trong kiến trúc của nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa từ bình diện nghệ thuật lẫn tôn giáo đáng để nghiên cứu, ca ngợi và trao truyền. Việc nghiên cứu tranh kính không chỉ giúp tìm hiểu kết cấu nội thất của nhà thờ mà còn khám phá ra phần nào bề sâu vận hành của niềm tin tâm linh của một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đang có sức ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ; Nguyễn, Ngọc Linh (2021)

  • Theo báo cáo, nghiên cứu Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO cho thấy có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Tỉ lệ này trên toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%. Với tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động của Việt Nam cao gần gấp đôi so với tỉ lệ của thế giới làm chúng ta đặt ra nhiều vấn đề quan ngại về tương lai cũng như những lợi ích mà phụ nữ Việt Nam đáng được hưởng. Hiện nay, lực lượng lao động nữ giới trong độ tuổi lao động tại Hà Nội tính đến hết năm 2020 là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7%. Một lượng lớn người lao động tại các vùng nông thôn đã di cư về Thủ đô (bao gồm cả có mục đích và di cư tự do). Đối với lực lượng l...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cúc (2021)

  • Hội nhập và cộng sinh giữa Công giáo với phong tục truyền thống của người Việt sau Cộng đồng Vatican II (1962 - 1965) là đề tài đáng được quan tâm nghiên cứu. Người Công giáo thờ Chúa và thực hành đan xen phong tục tập quán truyền thống. Lễ tang của người Công giáo ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam bao gồm hệ thống nghi thức do Giáo hội Công giáo ban hành nhưng vẫn phải dựa trên phong tục tang ma truyền thống của người Việt. Nghi thức cầu hồn đóng vai trò quan trọng trong tang ma của người Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nghi thức này diền ra trong suốt qui trình tổ chức tang lễ. Đặc biệt, người Công giáo còn tổ chức lễ kính nhớ tổ tiên trong tháng 11 hàng năm. Trên cơ sở nghiên cứu cách thức thực hành nghi thức cầu hồn trong lễ tang của người Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ...