Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 43 (Search time: 0.028 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Hòa Bình (2018)

  • Mô hình đào tạo đại học theo học chế tín chỉ đang dần được hoàn thiên, bên cạnh những thành quả vẫn còn một số hạn chế tồn tại. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường đào tạo chất lượng cao, sẵn sàng hòa nhập với bối cảnh quốc tế không chỉ là trọng trách từ phía Nhà trường, môi giảng viên cũng cần nỗ lực phấn đấu trong công tác giảng dạy. Dựa trên phân tích thực tế giảng dạy, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trong môn học Quan hệ công chúng, tham luận bước đầu đưa ra những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Phương Lan (2018)

  • Bài viết có nội dung lý giải những nguyên nhân cơ bản mang tính khach quan và chủ quan đẫn đến dời sống văn hóa của công nhân ở các khu công nghiệp, khu tái chế xuất còn bất cập, trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra mục tiêu và những nhiệm vụ căn bản và đề xuất một số giải pháp thực hiện để xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân, hướng tới mục tiêu xay dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ mỗi cộng đồng và từng doanh nghiệp.

  • Article


  • Authors: Hoàng,Trung Hiếu (2018)

  • Nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách tham quan, trong những năm qua Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (BTHC) đã tích cực, chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Từ các nội dung giáo dục một chiều dịch chuyển dần sang tuyên truyền - giáo dục tương tác và khám phá trải nghiệm, giải trí cho đến các buổi tham quan kết hợp với giao lưu nhân chứng lịch sử. Thông qua đó nâng cao vai trò của bảo tàng trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng BTHC trở thành một địa chỉ quen thuộc của công chúng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự nói riêng và di sản văn hóa nước nhà nói chung

  • Article


  • Authors: Trần,Mai Ước; Trương,Thị Cẩm Xuyên (2018)

  • Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc gia và các di sản văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của các di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những phương thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đáng chú ý

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Phạm Hùng (2018)

  • Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử thuộc loại di sản đặc sắc ở Việt Nam, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quốc gia mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách. Việc phát triển du lịch tại Yên Tử sơn đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, song cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, xâm phạm những nguyên tắc căn bản của bảo tồn di sản văn hóa, đến sức chứa du lịch và nhất là đến di chuyển bền vững. Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn vớ...

  • Article


  • Authors: Hà,Văn Siêu (2018)

  • Việt Nam có quyền tự hào về kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng, độc đáo và đậm bản sắc dân tộc. Những di sản văn hóa ấy đã và đang được bảo tồn, tôn tạo, phục dựng, lưu truyền, quảng bá và làm thăng hoa giá trị, phục vụ chính nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân và du khách. Những cố gắng nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phải vượt qua không ít khó khăn thách thức nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào quá trình đó phải kể đến vai trò quan trọng của hoạt động du lịch. Bài viết này bàn sâu về cách thức làm du lịch dựa vào di sản và vì di sản, qua đó khẳng định phát triển du lịch là con đường tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú; Trương, Đức Cường (2018)

  • Ngành Quản lý văn hóa thuộc khối các khoa thuộc ngành Khoa học xã hội và nhân văn, đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có đủ khối kiến thức và khả năng chuyên môn như: quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong các cơ quan quản lý nhà nước, sự nghiệp văn hóa, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp; có khả năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa nghệ thuật ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

  • Article


  • Authors: Cao, Đức Hải (2018)

  • Bài viết bao gồm hồ sơ hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm. Trong đó bao gồm: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoản, hợp đồng thuê khoản chuyên môn, biên bản nghiệm thu hợp đồng.