Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 17 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Hương Liên (2019)

  • Bài viết nêu lên những chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý văn hóa; đưa ra hạn chế trong thực trạng của việc thi hành những chính sách đó tại một số cơ sở văn hóa. Bên cạnh đó đưa ra một số ý kiến về việc quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa

  • Article


  • Authors: Dương,Văn Sáu (2019)

  • Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo”… sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm r...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thiện (2019)

  • Đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và phát triền bền vững đất nước. Thực hiện quan điềm của Đảng, vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, ngành văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo nên đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở đào tạo cần xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phù hợp để hoạt động đào tạo ngày một chất lượng và hiệu quả

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2019)

  • Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (tiền thân là Trường Lý luận và Nghiệp vụ) là cơ sở đào tạo đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được một tổ bộ môn đảm nhiệm việc bồi dưỡng lý luận mỹ học cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Mỹ học cũng là một trong số ít bộ môn hình thành sớm nhất của Trường. 56 năm qua, các thế hệ giảng viên bộ môn đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đào tạo cũng như quá trình trưởng thành của khoa học non trẻ này ở nước ta