Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 30 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra nhanh, mạnh trong thời đại ngày nay. Trước bối cảnh đó, quốc tế hoá giáo dục là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình hội nhập/toàn cầu hoá. Quốc tế hóa giáo dục chính là quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo. Vấn đề này đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các ngành nghề tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng, để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Chử,Bá Quyết (2019)

  • Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, sự xuất hiện của sách điện tử đã làm thay đổi cách thức sử dụng sách và văn hóa đọc của công chúng, nhất là đối với sinh viên, những người tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và cũng là đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội. Bài viết khảo sát tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam, đối chiếu so sánh với một số nghiên cứu cùng loại trên thế giới. Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi ích và cả những hạn chế cho sinh viên, từ đó đưa ra một số trao đổi nhằm giúp cho việc sử dụng sách điện tử của sinh viên ngày càng hữu ích hơn.

  • Article


  • Authors: Phạm,Thanh Tâm (2019)

  • 60 năm ra đời, xây dựng và trưởng thành, Khoa Xuất bản, Phát hành đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành xuất bản nói chung và phát hành sách nói riêng. Từ một đơn vị đào tạo nghiệp vụ văn hóa, số lượng giảng viên ít ỏi, chương trình, mục tiêu đào tạo nghèo nàn, đến nay khoa đã có một vị trí đặc biệt trong trường đại học đào tạo cán bộ văn hóa lớn nhất đất nước (HUC), đồng thời đang nỗ lực khẳng định vị thế của mình trong đào tạo cán bộ trước yêu cầu của toàn cầu hóa kinh tế.

  • Article


  • Authors: Đặng,Bích Phượng (2014)

  • Lịch,ngoài giá trị sử dụng trong thực tế là xem ngày,tháng,năm,còn có giá trị thẩm mỹ cao. Giá trị này được thể hiện thông qua khuôn hình, màu sắc, kích cỡ, hình ảnh làm cho lịch trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, lịch còn có giá trị thông tin. Người dùng lịch được bồi đắp thêm về cảm xúc thẩm mỹ và trí thức đa dạng,phong phú

  • Article


  • Authors: Lê,Thời Tân (2014)

  • Bút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết. Hậu quả là giới nghiên cứu phê bình giẫm chân tại chỗ trong việc khám phá chân chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Triển khai một cách đọc mới, bài viết này là một cố gắng tái thức nhận hình tượng nhân vật và tư tưởng tác giả

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Quyên (2018)

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) ngày nay đang tác động lan tỏa vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội nhân loại, từng phút, từng giờ tác động mạnh mẽ đến hết thảy các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Hoạt động xuất bản trong nước với những đặc thù riêng có trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng đang chịu một sức ép lớn từ CMCN 4.0 với những thay đổi không chỉ ở phạm vi, quy mô, phương thức mà còn là sự thay đổi căn bản về tính chất hoạt động. CMCN 4.0 cũng đang đặt ra một số yêu cầu cấp bách đối với công tác đào cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay, đó cũng chính là nội dung mà bài viết hướng tới

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngân (2019)

  • Đề tài văn học là phạm trù thể hiện cá tính sáng tạo và trường nhìn của người viết. Việc lựa chọn đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoàn cảnh lịch sử, nét đặc thù của đời sống văn hóa – xã hội, sở trường của người viết... Tuy nhiên, dù ý thức hay không, giới là phương diện làm nên nét riêng trong cách lựa chọn đề tài của người cầm bút. Có thể khẳng định có một lối viết nữ trong tiểu thuyết các nhà văn nữ về phương diện đề tài. Nhìn chung, tiểu thuyết của nữ giới tập trung vào các đề tài cơ bản là tình yêu và tình dục, hôn nhân và gia đình, chiến tranh và sinh thái. Việc lựa chọn những đề tài vốn được cho là đặc quyền của nam giới đã thể hiện vị thế, sức sáng tạo của các nhà văn nữ trong dòng chung của văn học đương đại. Ngay với những đề tài quen thuộc, cách chiếm lĩnh hiện thực ...

  • Article


  • Authors: Trương,Hoàng Vinh (2016)

  • Truyện ngắn là một bộ phận quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. khảo sát từ góc nhìn tương tác thể loại,chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn Nguyễn Tuân là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức năng động. Trong từng tác phẩm ở thể này luôn có hiện tượng đối thoại giữa các yếu tố "cộng cư" với thể loại chủ âm tạo nê những "âm vang cộng hưởng", tác phẩm, vì vậy, hết sức đa thanh với kết cấu mở, luôn "vẫy gọi" sự đồng sáng tạo của người đọc

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Ngọc (2017)

  • Bài viết chọn khảo sát miêu tả lớp từ láy và từ ngữ khẩu ngữ trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh để chỉ ra đặc điểm hai lớp từ ngữ này trong tác phẩm và vai trò của chúng. Từ láy và từ ngữ khẩu ngữ được tác giả dùng nhiều và phù hợp, sáng tạo nên đã góp phần khắc họa bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật vừa gần gũi sinh động vừa sắc nét, cá tính