Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình, bước đầu chủ ra đặc điểm, diện mạo và quy mô điện thờ, góp phần làm tròn thêm vị trí, vai trò của ông trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Việt Hương (2015)

  • Văn hóa ứng xử truyền thống hiện đang trải qua những thử thách do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, đó là: sự thay đổi của phương thức ản xuất và điều kiện kinh tế; sự thay đổi của văn hóa gia đình truyền thống; sự hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra cho việc điều chỉnh văn hóa ứng xử hiện nay là tạo được sự cân bằng giữa những đòi hỏi thái quá của cá nhân hiện đại và sự hi sinh một chiều theo truyền thống. Văn hóa là đa dạng. Văn hóa ứng xử cũng đa dạng. Không thể áp đặt một khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân ở mọi vị trí khác khau. Tuy nhiên việc điều chỉnh văn hóa ứng xử cũng cần có những nguyên tắc chung, đó là điều chỉnh theo hướng nhân văn, hài hòa và xây dựng.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2015)

  • Qua nghiên cứu 3 tín ngưỡng dân gian rất phổ biến ở Việt Nam, người viết đi tới khẳng định: Có sự giao lưu văn hóa trong quá trình hình thành các tín ngưỡng này, cụ thể là sự giao lưu văn hóa Việt - Hoa và Việt - Chăm. Điều đó cho thấy tín ngưỡng biển Việt Nam hình thành khá muộn bằng con đường đồng hóa và xâm lược văn hóa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Lý Nam Đế là một bậc anh hùng hào kiệt , người có công đánh đuổi giặc Lương , vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI . Hiện nay , ông được thờ phụng ở khá nhiều nơi , trong đó tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên , Thái Bình và Hà Nội . Riêng ở Thái Bình , mật độ di tích được phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư , Thái Thụy , Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình và sắc thải tín ngưỡng . Trên cơ sở tư liệu khảo sát , điền dã , bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình , bước đầu chỉ ra đặc điểm , diện mạo và quy mô điện thờ , góp phần làm rõ thêm Vị trí , vai trò của ông trong văn hóa của người dân nơi đây .

  • Article


  • Authors: Ngô, Ánh Hồng (2015)

  • Festival du lịch quốc tế Hà Nội là một hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa với các Festival quốc tế, trong đó có Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải. Festival du lịch quốc tế Hà Nội do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch đứng ra tổ chức nhằm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hía xã hội của thủ đô và đất nước qua con đường du lịch. Do tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa nên Festival du lịch quốc tế Hà Nội có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải.