Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 19 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Bình; Nguyễn, Mai Trang (2023)

  • Ngày nay, ngoại giao văn hóa được coi là “Sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Pháp là nước chú trọng phát huy các lợi thế của văn hóa và ngoại giao văn hóa, đồng thời có những thành tựu trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, Việt Nam và Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khái quát các tiềm năng, lợi thế của ngoại giao văn hóa Pháp; phân tích những chính sách lớn, mục tiêu, chiến lược,… của ngoại giao văn hóa để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.

  • Article


  • Authors: Cao, Dương Cảnh (2023)

  • Bài viết làm sáng tỏ quan niệm và ứng xử của văn hóa Việt Nam đối với người đồng tính từ lịch sử đến đương đại, thông qua: gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh việc tìm hiểu diễn ngôn về người đồng giới, từ những lời kỳ thị, xa lánh, đến sự thừa nhận xu hướng tính dục của họ là bình thường trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam, bài viết cũng chỉ ra những thách thức mà người đồng tính phải đối mặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Nguyễn, Ngọc Minh (2023)

  • Ở một số quốc gia sở hữu hệ thống bảo tồn di sản tiên tiến luôn có sự chú trọng vào công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với các khu di sản. Môi trường văn hóa ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng với tổng thể gồm nhiều yếu tố hợp thành như cảnh quan di sản, thiết chế văn hóa hay cộng đồng di sản…, trong đó, “không gian bảo tồn di sản” và “cộng đồng di sản” là hai yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Về không gian bảo tồn di sản, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc luôn chú trọng đến việc thiết lập và bảo tồn một “cảnh quan/ không gian di sản” đúng nghĩa. Trong đó, di sản là hạt nhân và không gian bảo tồn di sản góp phần nâng tầm giá trị của di sản với công chúng. Không gian di sản đóng vai trò chủ đạo và những quy hoạch cảnh quan khác đều xoay quanh mục đích bảo tồ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề “người đọc sáng tạo” và “cộng đồng diễn giải” trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ “Giai nhân di mặc” (Nguyễn Hữu Tiến) đến “Chút thoáng Xuân Hương” (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học, mà còn chứng thực vai trò, “quyền uy” của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2023)

  • Đến giữa thế kỷ XIX, bằng sức mạnh của đại bác, tàu chiến và khoa học kỹ thuật, các nước đế quốc phương Tây đã từng bước bật tung cánh cửa nặng nề, khép kín suốt mấy ngàn năm phong kiến của đất nước Trung Hoa, đồng thời, đe dọa mạnh đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Điều này đã thúc đẩy một số trí thức, quan lại có tư tưởng cấp tiến trong triều đình nhà Thanh mong muốn học hỏi, tiếp nhận những giá trị văn minh tiến bộ nhằm canh tân đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc. Bài viết này nhìn lại quan điểm về văn minh phương Tây của Lý Hồng Chương - vị quan đại thần nhiều quyền lực và có tư tưởng cấp tiến của Trung Quốc thời kỳ này.

  • Article


  • Authors: Đinh, Việt Hà (2023)

  • Phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - đối tượng khách hàng - người tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp văn hóa ngày càng được chú ý đến nhiều hơn. Bài viết này bàn về vai trò của công chúng và sự cần thiết của việc thúc đẩy vai trò của công chúng trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như những cách thức nhằm gia tăng văn hóa tham gia của công chúng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hà, Đỗ Quyên (2023)

  • Hiện nay, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải trí vận động, biến đổi không ngừng, hình thành nên nhiều loại hình giải trí mới, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, trong đó có “giải trí số”. Bài viết phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “giải trí số” như một xu hướng phát triển tất yếu của ngành giải trí trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển “giải trí số” ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lệ Quyên; Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh (2023)

  • Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể là chùa Bái Đính cổ, bài viết phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện qua hệ thống tượng thờ và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cổ không chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà thực sự là một quần thể bao gồm chùa thờ Phật - đền thờ Thần/Thánh. Sự dung hợp văn hóa tín ngưỡng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về văn hóa của người Việt (tinh thần khoan dung văn hóa), gắn với đặc điểm của vùng đất Ninh Bình, có những yếu tố thuộc về đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã góp phần làm nên đặc trưng căn cốt cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo - tín ngưỡng nói chung của Việt Nam xưa và nay.