Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 35 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2019)

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ nửa phong kiến thời Pháp thuộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì đó rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một thách thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xưa, nơi đây luôn là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình, bước đầu chủ ra đặc điểm, diện mạo và quy mô điện thờ, góp phần làm tròn thêm vị trí, vai trò của ông trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2016)

  • Bài viết trình bày nội hàm và cấu trúc của văn hóa, bao gồm hệ tư tưởng giáo dục, hệ thống các thiết chế giáo dục và các hoạt động giáo dục... Theo tác giả, văn hóa giáo dục có những chức năng quan trọng, đó là chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn.