Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 22 (Search time: 0.045 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lý, Tùng Hiếu (2015)

  • Điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện giao lưu văn hóa tác động đến chủ thể văn hóa tộc người và các hoạt động của họ ở Nam Bộ. Môi trường văn hóa đa dạng, sôi động và sự biến đổi văn hóa Việt,hoạt động văn hóa và những nét đặc thù của văn hóa ở Nam Bộ.

  • Other


  • Authors: Dương,Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết nghiên cứu thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mình. Qua đó, tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ ngày nay

  • Other


  • Authors: Phạm,Thị Huệ (2015)

  • Thế kỷ XVI - XVIII, vùng đất phương Nam trở thành vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Quá trình cộng cư lâu đời của các dân tộc đã nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa. Người Việt và văn hóa Việt trở thành nhân tố cơ bản của văn hóa phương Nam. Bởi vì người Việt là chủ thể của các văn hóa, tác động đến các khách thể là văn hóa các dân tộc khác. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người ở phương Nam thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Huệ (2015)

  • Sơ lược về quá trình khai thác vùng đất phía Nam thế kỷ XVI-XVIII. Quá trình cộng cư của các dân tộc tại vùng Nam Bộ thế kỷ XVI-XVIII làm nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người và được thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình, bước đầu chủ ra đặc điểm, diện mạo và quy mô điện thờ, góp phần làm tròn thêm vị trí, vai trò của ông trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hương;  Advisor: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2015)

  • Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu cầu hóa và hội nhập quốc tế và đang đặt các nền văn hóa dân tộc trước những thời cơ và thách thức mới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập, phát triển nhưng không làm biến mất bản sắc, phát huy được vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững, là mục tiêu hướng đến. Vấn đề này cũng có nghĩa cần nhận thức giao lưu, tiếp biến văn hóa vừa như một quá trình tự thân, vừa phụ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của chủ thể văn hóa trong quá trình giao lưu, tiếp biến