Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 18 (Search time: 0.012 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • GS. Bùi Văn Nguyên (1918 - 2003) là nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học viết Trung đại Việt Nam nhưng với 43 công trình lớn nhỏ về văn học dân gian, ông xứng đáng là một trong những nhà khoa học đầu ngành ở lĩnh vực này. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Tư duy khoa học của ông đã vận động theo những hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian: tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học, từ góc nhìn triết học. Bài viết đánh giá các công trình nghiên cứu của ông theo 3 hướng tiếp cận này.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2013)

  • Có thể thấy rằng, hiện nay, khi mà ở Việt Nam, sự tan vỡ của của các gia đình đang là vấn đề đáng báo động đối với toàn xã hội thì gia đình Công giáo với những đặc trưng riêng biệt, những nghi lễ, chuẩn mực có phần khắt khe, nghiêm ngặt về hôn nhân, quan hệ gia đình, sinh sản, giáo dục con cái... lại được coi là khá lý tưởng và toàn vẹn. Những nghi lễ, chuẩn mực là nền tảng cơ bản để tạo dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng hội nhập và phát triển, giáo hội Công giáo Việt Nam, một mặt vẫn luôn giữ vững lập trường về định chế gia đình nhưng mặt khác đã nới lỏng hơn nhiều điều luật và linh hoạt hơn trong đời sống đạo nhằm thích ứng với những thay đổi của xã hội.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thanh Giang (2013)

  • Dưới ánh sáng đường lối văn hoá của Đảng và với những nỗ lực lớn của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá cùng đông đảo quần chúng nhân dân, nền văn hoá kháng chiến đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Lối sống mới, Phong trào văn nghệ quần chúng, Văn học nghệ thuật, Báo chí xuất bản... Mỗi bước đi của cuộc kháng chiến đều chứng kiến những bước phát triển của các lĩnh vực văn hoá. Ngược lại, những thắng lợi trên mặt trận văn hoá đã tiếp sức cho các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị..., góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do, đi tới thắng lợi.

  • Thesis


  • Authors: Kiều, Trung Sơn (2013)

  • Người Lào, một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vốn dân ca, dân vũ đặc sắc. Trong kho tàng văn nghệ dân gian Lào có một loại dân ca còn ít được biết đến, đó là hát đám cưới. Hát đám cưới của người Lào không phải là những tiết mục văn nghệ góp vui thường thấy ở đám cưới ngày nay mà là những bài dân ca gắn với trình tự nghi thức xin dâu, đưa dâu và cả những bài hát đối đáp diễn ra trong lễ cưới. Đó thực sự là nét bản sắc văn hóa đáng trân trọng, bao chứa trong nó nhiều giá trị mà có lẽ chúng ta cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên, loại dân ca này giờ đây ngày càng hiếm gặp bởi nó đang bị quên lãng trong sự biến đổi khá nhanh của cuộc sống hiện đại. Kịp thời giới thiệu nét đẹp trong hát đám cưới của người Lào ở Tây Bắc Việt Nam là mục tiêu của bài viết.

  • Thesis


  • Authors: Trương, Thị Cẩm Vân (2013)

  • Làm đẹp là nhu cầu mang tính tự nhiên của loài người nói chung và của phụ nữ nói riêng. Làm đẹp và quan niệm về làm đẹp là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi tộc người, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Quan niệm về làm đẹp cũng dần thay đổi theo thời gian và bối cảnh lịch sử để phù hợp. Bài viết này đề cập đến sự thay đổi về quan niệm làm đẹp của phụ nữ Việt từ truyền thống đến hiện đại qua cách tiếp cận nhân học văn hóa nhằm giải mã những thay đổi trong quan niệm đẹp cũng như cách ứng xử của phụ nữ Việt với việc làm đẹp bản thân theo thời gian, trong xã hội hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2013)

  • Dàn cồng ba - chiêng năm - trống đôi từ lâu đã trở thành tài sản chung của hai tộc người Chăm H’roi và Bana, gắn bó mật thiết với các lễ hội và nghi lễ truyền thống của họ. Bài viết đề cập đến không gian trình tấu, các bài bản, thang âm và phương thức trình tấu của dàn nhạc này, từ đó khẳng định tính độc đáo của dàn nhạc là kết quả giao lưu văn hóa giữa hai tộc người Chăm H’roi và Bana.

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2013)

  • Thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê - đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử Thơ đi sứ Việt nam. Một trong những đóng góp quan trọng của Thơ đi sứ giai đoạn này đối với quá trình hình thành và hoàn thiện mô hình nghệ thuật Thơ đi sứ trung đại là sự phong phú của những khuynh hướng, cảm hứng thơ ca, trong đó có cảm hứng văn hóa - lịch sử. Thơ đề vịnh nhân vật, địa danh lịch sử của các sứ thần giai đoạn này có những đặc điểm riêng so với mô hình thơ vịnh sử truyền thống, bên cạnh chức năng "ngôn chí", "tải đạo" còn hướng tới khái quát, triết lý về nhân sinh - thế sự hoặc ký thác tâm sự sứ thần.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2013)

  • Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng hoà nhập với các tín ngưỡng bản địa để trở thành một tôn giáo mang sắc thái Việt. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã để lại vô số dấu ấn vật chất - những ngôi chùa. Một số chùa của người Việt khác với chùa của các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi phối thờ thêm các thần linh trong tín ngưỡng bản địa của mình như các Thần, các Thánh… Điểm đặc biệt của những nhân vật này là thần tích và cuộc đời của họ được tạo ra bởi sự dung hợp của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, mà trong đó, Phật giáo là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó làm nên bản sắc văn hóa của người Việt.

  • Thesis


  • Authors: Hồ, Thu Hà (2013)

  • Huế không những là xứ sở của "non xanh nước biếc" thơ mộng, trữ tình, mà còn là cố đô, là một vùng văn hóa vô cùng đặc sắc. Không gian địa lý-văn hóa-lịch sử độc đáo đó đã phổ vào đời sống tâm hồn, hình thành trong con người Huế những tính cách ít nhiều riêng biệt. Con người Huế thiên về cuộc sống nội tâm hơn là phô trương hướng ngoại, không hướng về những gì sặc sỡ xô bồ và ưa dung dị, trầm lắng và tinh tế. Mãnh liệt, thắm thiết nhưng vẫn tiềm ẩn sự giữ gìn, ý tứ, vẫn dịu hiền, thùy mị, nhiều lúc mang đậm nét buồn cảm, sầu thương. Có thể nói, khuynh hướng tình cảm của con người Huế là hướng nội. Cốt cách đó, dường như đã được bộc lộ khá đầy đủ, trọn vẹn trong ca dao - dân ca xứ Huế.