Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 248 (Search time: 0.026 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2016)

  • Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Thesis


  • Authors: Uông, Thị Mai Hương (2016)

  • Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Đoàn, Tiến Lực (2016)

  • Biểu tượng là loại kí hiệu có giá trị biểu hiện đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Loại kí hiệu này được ví như “chiếc xe quan trọng để chuyển tải văn hóa”, như “chìa khóa” để mở những cánh cửa dẫn vào “chốn linh thiêng” của tòa lâu đài nghệ thuật. Dựa trên cơ sở lí thuyết về biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông trong văn học Việt Nam. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cũng như thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt nghĩa của các tác phẩm văn học.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2019)

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.