Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 126 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Việt Hà (2023)

  • Phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - đối tượng khách hàng - người tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp văn hóa ngày càng được chú ý đến nhiều hơn. Bài viết này bàn về vai trò của công chúng và sự cần thiết của việc thúc đẩy vai trò của công chúng trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như những cách thức nhằm gia tăng văn hóa tham gia của công chúng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hà, Đỗ Quyên (2023)

  • Hiện nay, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải trí vận động, biến đổi không ngừng, hình thành nên nhiều loại hình giải trí mới, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, trong đó có “giải trí số”. Bài viết phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “giải trí số” như một xu hướng phát triển tất yếu của ngành giải trí trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển “giải trí số” ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lệ Quyên; Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh (2023)

  • Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể là chùa Bái Đính cổ, bài viết phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện qua hệ thống tượng thờ và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cổ không chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà thực sự là một quần thể bao gồm chùa thờ Phật - đền thờ Thần/Thánh. Sự dung hợp văn hóa tín ngưỡng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về văn hóa của người Việt (tinh thần khoan dung văn hóa), gắn với đặc điểm của vùng đất Ninh Bình, có những yếu tố thuộc về đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã góp phần làm nên đặc trưng căn cốt cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo - tín ngưỡng nói chung của Việt Nam xưa và nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, tôn giáo luôn là vấn đề có tính thời sự, giải quyết tốt vấn đề này, sẽ là tiền đề giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội, phát triển bền vững đất nước. Bài viết tìm hiểu quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nguồn lực tôn giáo, bước đầu đưa ra khái niệm nguồn lực tôn giáo, làm rõ nguồn lực tôn giáo với ba lĩnh vực cơ bản là nguồn lực con người, nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò của nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai; Lê, Thị Kim Loan (2023)

  • Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân tại các KCN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song, nhìn chung, đời sống văn hóa công nhân tại các KCN vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức hưởng thụ văn hóa của công nhân còn hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của công nhận tại các KCN hiện nay, bài viết chỉ ra rằng, việc nâng cao đời sống văn hóa của công nhân tại các KCN là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần được thực hiện bằng những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi trong đời sống thực tiễn

  • Article


  • Authors: Phạm, Văn Xây (2023)

  • Trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước, Ðảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người, đặc biệt là việc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết này thảo luận các vấn đề đang đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa, phẩm chất con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ nửa phong kiến thời Pháp thuộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì đó rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một thách thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.