Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 126 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu (2021)

  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác văn hoá, văn nghệ đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, không chỉ ở hậu phương mà cả ở tiền tuyến. Các văn nghệ sĩ không chỉ tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong chiến trường, họ còn truyền dạy, bổ túc, gây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ cho chính những người chiến sĩ và thanh niên trong các đơn vị quân đội, đội dân công. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ của các văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho cuộc sống gian khổ, cam go nơi chiến trường trở nên vui tươi, đầy sức sống, các chiến sĩ bộ đội và dân công thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta không chỉ chiến thắng trên mặt trận quân sự, mà chiến thắng cả trên mặt trận văn hoá, văn nghệ

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Bình; Nguyễn, Mai Trang (2023)

  • Ngày nay, ngoại giao văn hóa được coi là “Sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Pháp là nước chú trọng phát huy các lợi thế của văn hóa và ngoại giao văn hóa, đồng thời có những thành tựu trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, Việt Nam và Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khái quát các tiềm năng, lợi thế của ngoại giao văn hóa Pháp; phân tích những chính sách lớn, mục tiêu, chiến lược,… của ngoại giao văn hóa để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.

  • Article


  • Authors: Cao, Dương Cảnh (2023)

  • Bài viết làm sáng tỏ quan niệm và ứng xử của văn hóa Việt Nam đối với người đồng tính từ lịch sử đến đương đại, thông qua: gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh việc tìm hiểu diễn ngôn về người đồng giới, từ những lời kỳ thị, xa lánh, đến sự thừa nhận xu hướng tính dục của họ là bình thường trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam, bài viết cũng chỉ ra những thách thức mà người đồng tính phải đối mặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Nguyễn, Ngọc Minh (2023)

  • Ở một số quốc gia sở hữu hệ thống bảo tồn di sản tiên tiến luôn có sự chú trọng vào công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với các khu di sản. Môi trường văn hóa ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng với tổng thể gồm nhiều yếu tố hợp thành như cảnh quan di sản, thiết chế văn hóa hay cộng đồng di sản…, trong đó, “không gian bảo tồn di sản” và “cộng đồng di sản” là hai yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Về không gian bảo tồn di sản, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc luôn chú trọng đến việc thiết lập và bảo tồn một “cảnh quan/ không gian di sản” đúng nghĩa. Trong đó, di sản là hạt nhân và không gian bảo tồn di sản góp phần nâng tầm giá trị của di sản với công chúng. Không gian di sản đóng vai trò chủ đạo và những quy hoạch cảnh quan khác đều xoay quanh mục đích bảo tồ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề “người đọc sáng tạo” và “cộng đồng diễn giải” trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ “Giai nhân di mặc” (Nguyễn Hữu Tiến) đến “Chút thoáng Xuân Hương” (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học, mà còn chứng thực vai trò, “quyền uy” của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2023)

  • Đến giữa thế kỷ XIX, bằng sức mạnh của đại bác, tàu chiến và khoa học kỹ thuật, các nước đế quốc phương Tây đã từng bước bật tung cánh cửa nặng nề, khép kín suốt mấy ngàn năm phong kiến của đất nước Trung Hoa, đồng thời, đe dọa mạnh đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Điều này đã thúc đẩy một số trí thức, quan lại có tư tưởng cấp tiến trong triều đình nhà Thanh mong muốn học hỏi, tiếp nhận những giá trị văn minh tiến bộ nhằm canh tân đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc. Bài viết này nhìn lại quan điểm về văn minh phương Tây của Lý Hồng Chương - vị quan đại thần nhiều quyền lực và có tư tưởng cấp tiến của Trung Quốc thời kỳ này.