Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 126 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm có ý nghĩa

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và ở vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2020)

  • Hò khoan - Chèo cạn là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, có sự kết hợp giữa làn điệu hò khoan (vốn là điệu hò trong lao động sông nước) và động tác chèo thuyền đã được cách điệu hóa (chèo thuyền trên cạn) của cư dân ven biển một số tỉnh miền Trung, đặc biệt, trong đó có làng Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nội dung và ý nghĩa của nó liên quan đến thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông. Diễn xướng và âm nhạc dân gian của Hò khoan - Chèo cạn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, khích lệ tinh thần lạc quan, tình yêu nghề của những ngư dân vùng biển, dù mỗi chuyến ra khơi họ luôn phải đối đầu với bao gian khó, rủi ro.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Tuyết (2020)

  • Mở cửa, hội nhập đang là câu chuyện diễn ra sôi động trên toàn cầu. Nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó phong phú và phức tạp nhất là văn hóa. Sự thay đổi thang bậc giá trị của xã hội hiện đại ngày nay không thể không nói tới sự tác động của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của văn hóa đại chúng. Văn hóa Việt Nam hội lưu được với dòng chảy văn hóa đương đại, dân chủ hóa trong việc thụ hưởng cũng như giúp cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực… là điều không thể phủ nhận mà văn hóa đại chúng đã mang lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều hệ lụy bởi tính không đồng nhất, phức tạp của văn hóa đại chúng, như làm mai một, tan vỡ hệ giá trị văn hóa dân tộc, phản văn hóa, xâm lăng văn hóa…

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này