Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-38 of 38 (Search time: 0.032 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2010)

  • Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển mối quan hệ ngoại giao thân thiện và tốt đẹp. Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng quan hệ bang giao chính thức giữa hai nước được xác định vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tuy vậy, việc nghiên cứu về vương quốc Ryukyu (nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản năm 1879, trở thành tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay) cho thấy rằng vương quốc này đã sớm có mối quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xác định thời điểm quan hệ bang giao Việt - Nhật sớm hơn khoảng một thế kỷ (đầu thế kỷ XVI), qua đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Việt Hương (2010)

  • Phân tích thực trạng hôn nhân trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số biện pháp để giảm bớt tình trạng li hôn và bạo lực gia đình trong giai đoạn hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Cần (2010)

  • Cổ Loa là địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào, ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Địa chí Cổ Loa là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về vùng đất Cổ Loa của giới khoa học trong và ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngoài phần mở đầu giới thiệu Cổ Loa- một không gian lịch sử văn hóa, danh mục bản đồ, ảnh và 222 tài liệu tham khảo , nội dung công trình gồm 4 phần liên quan mật thiết với nhau, sắp xếp theo trình tự nhất định, nhằm nhận diện khái quát vùng đất: địa lý tự nhiên- hành chính; lịch sử; kinh tế- xã hội, văn hóa. Công trình đã khắc họa diện mạo văn hóa của Cổ Loa. Đây là món quà quý để dâng lên đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Hậu (2010)

  • Trình bày cách tiếp cận văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.Đồng thời đưa ra 5 nhóm tiếp cận văn hóa khác nhau bao gồm:1.Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội;2.Văn hoá như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội;3.Văn hoá như là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra;4.Văn hoá như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hoá tinh thần;5.: Văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Hoa (2017)

  • Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á (Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto, Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu). Điểm khác biệt: Cùng có văn hóa ẩm thực trà, nhưng Việt Nam coi việc uống trà là một sinh họat rất đời thường trong cuộc sống, thậm chí với một số ít uống trà là một thú tiêu khiển tao nhã. Còn đối với người Nhật uống trà đã được nâng lên thành một triết lý sống -Trà đạo, có quy củ, có phép tắc và nghi thức rõ ràng. Điều này thể hiện phong cách sống tỉ mỉ, chu đáo, cầu kỳ, nâng tâm hồn lên hòa hợp với t...