Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 404 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2019)

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2020)

  • Đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa được các quốc gia đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết nhiều thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững và có hiệu quả lâu dài. Ngày 14/2/2011, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa hướng đến năm 2020”. Đây được coi là thành tựu quan trọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, Việt Nam từng bước chuẩn hóa các tiêu chí và hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa, đưa ngoại giao văn hóa trở thành bộ phận quan trọng trong nền ngoại giao quốc gia với nhiều thành tựu và triển vọng phát triển mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.