Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 404 (Search time: 0.024 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2010)

  • “Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2010)

  • Hà Nội đang tiến tới kỷ niệm một ngàn năm tuổi. Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng. Văn hóa người phụ nữ Hà Nội đã có sự biến đổi theo thời gian. Bài viết tập trung vào nét văn hóa ăn mặc, phong cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay. Thông qua sự biến đổi về văn hóa ấy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ Hà Nội cần kế thừa nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa và phát huy nét văn hóa mới phù hợp với thời đại hôm nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Cần (2010)

  • Cổ Loa là địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào, ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Địa chí Cổ Loa là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về vùng đất Cổ Loa của giới khoa học trong và ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngoài phần mở đầu giới thiệu Cổ Loa- một không gian lịch sử văn hóa, danh mục bản đồ, ảnh và 222 tài liệu tham khảo , nội dung công trình gồm 4 phần liên quan mật thiết với nhau, sắp xếp theo trình tự nhất định, nhằm nhận diện khái quát vùng đất: địa lý tự nhiên- hành chính; lịch sử; kinh tế- xã hội, văn hóa. Công trình đã khắc họa diện mạo văn hóa của Cổ Loa. Đây là món quà quý để dâng lên đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • “Nếp sống văn hóa người Hà Nội” là một công trình lớn đã được xã hội quan tâm từ nhiều năm nay nhưng kết quả của nghiên cứu vẫn chưa đạt được như mong muốn. Danh hiệu Người Hà Nội là một khái niệm luôn mở và biến động không chỉ theo trục thời gian mà cả trong những chiều không gian rộng hẹp khác nhau. Tính chất “Kinh đô văn hóa linh thiêng và hào hoa” của Thăng Long - Hà Nội truyền thống đã chi phối, điều chỉnh cấu trúc cư dân cũng như định hình tính cách thanh lịch của con người nơi đây. Bài viết lưu tâm tới những khó khăn trong việc lưu giữ, bảo tồn sự thanh lịch khi môi trường sống của người Hà Nội hiện nay đã bị pha tạp. Điều quan trọng nhất hiện nay là người Hà Nội cần hình thành ý thức và phong cách sống của người thị dân đích thực, trước hết là tự giác tuân thủ pháp luật và n...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.