Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 121-130 of 130 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị HIền (2022)

  • Ghi danh di sản là một khâu quan trọng của quá trình di sản hóa, tạo dựng di sản bởi người ngoài cộng đồng, bởi thể chế, hệ thống chủ thể quản lý về di sản. Sự ghi danh di sản phải tuân thủ theo quy trình với những định chế và mục tiêu cụ thể. Việc ghi danh di sản không chỉ phụ thuộc vào một quy trình được quy định bởi các văn kiện quốc tế và văn bản pháp luật, mà còn có sự thẩm định của hội đồng và việc quyết định của cấp có thẩm quyền. Bài viết sẽ phân tích những định chế áp dụng cho việc ghi danh di sản được quy chuẩn hóa theo Công ước của UNESO và luật pháp.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Giới thiệu về nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam. Sản phẩm của làng nghề mộc khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, phong phú chủng loại và đạt đến trình độ mỹ nghệ cao cấp. Bên cạnh đó là tín ngưỡng thờ Tổ nghề mộc( Lỗ Ban, người Trung Quốc) một thành tố quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của các làng nghề mộc ở Việt Nam

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiên nay theo tinh thần nghị quyết Trung ương 9 kháo XI ...

  • Article


  • Authors: Lê, Việt Hà (2023)

  • Bài viết đề cập đến vấn đề gia đình như một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được bảo tồn và nhân rộng. Truyền thống văn hóa ứng xử tốt trong gia đình là yếu tố đầu tiên trong việc giáo dục văn hóa ứng xử, tạo điều kiện hình thành nhân cách văn hóa. Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa, những truyền thống văn hóa của ứng ứng xử trong gia đình người Việt đang dần nới lỏng và bị ảnh hưởng, biến mất khá nhiều. Những vấn phải có cách ứng xử hay nói cách khác , trong xã hội hiện đại phải có những chuẩn mực ứng xử trong gia đình phù hợp và thích ứng với xã hội hiện đại

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2022)

  • Trường ĐHVHHN là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của ngành văn hóa, trong những năm qua, bên cạnh hoạt động giảng dạy, Nhà trường đã cố gắng thúc đẩy nhiều hoạt động KH,CN&ĐMST nhằm phục vụ nười học, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa của xã hội. Thành tựu KH,CN&ĐMST mà Trường ĐHVHHN đạt được trong những năm gần đây còn khiêm tốn, nhưng cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển văn hóa của đất nước, điều này được minh chứng bằng những công trình khoa học có giá trị được cộng đồng khoa học thừa nhận và xã hội đánh giá cao. Căn cứ vào những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động KH,CN&ĐMST trong giai đoạn vừa qua, trường đã đề ra các mục tiêu và giải pháp về hoạt động KH,CN&ĐMST cho giai đoan phát t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Dưới chủ trương của Đảng và Bác Hồ, toàn dân đã chú trọng đến vấn đề chăm lo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng, trong đó có đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Đặc biệt là Phật giáo, một tôn giáo có lịch sử lâu đời ở Việt Nam và có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo bẹ tổ quốc. Trong vấn đề chăm lo sức khỏe cộng đồng Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng, đã được toàn xã hội ghi nhận. Dưới đây bài viết đi vào tìm hiểu các nội dung; quan điểm của Phật giáo về vấn đề sức khỏe; những đóng góp của Phật giáo trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong thời gian gần đây.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Năm 1943, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự phân hóa sâu sắc trong các giai tầng xã hội Việt Nam , tròn đó có văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám(1941) Đảng ta chủ trương cần thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm xây dựng khjoois đại đoàn kết dân tộc, trong đó chú trọng lôi kéo, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền . Đáp ứng sứ mệnh lịch sử cấp bách này, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Đường lối văn hóa của đảng thể hiện trong đề cương đã có tác dụng soi đường, định hướng và trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước tham gia cách mạng , góp phần đưa cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Ra đười trong hoàn cảnh dân tộc ta ,nhân dân ta đang sống nghèo khổ , ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiều trường phái và truyền thuyết khác nhau..."Đề cương về văn hóa Việt Nam" năm 1943 chỉ hơn 1000 chữ, với nội dung ngắn gọn ,súc tích với tính khoa học và cách mạng đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản đề cương do đồng chí Trường Chinh trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo , đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2023)

  • Đề cương Văn hóa(1943) và nhiều văn kiện khác của Đảng luôn xác định văn hóa tư tưởng là một mặt trận quan trọng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bài viết nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi ra đời Đại cương văn hóa, với nguyên tắc"đại chúng hóa" một nguyên tắc ngay từ đầu đã trở thành yêu cầu , phương châm của văn học . Chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của nó đối với văn học giai đoạn 1945-1975, từ sức mạnh bố cục, quan niệm nghệ thuật của con người đến phương thức biểu đạt