Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 404 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2010)

  • Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người trong lĩnh vực thẩm mỹ, bộc lộ năng lực lựa chọn, đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ. Yếu tố cá nhân trong thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ ở chỗ, sự lựa chọn đối tượng để cảm thụ, đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích riêng của mỗi người. Thị hiếu thẩm mỹ luôn là sự bộc lộ cái tôi cá nhân và phơi bày cá tính. Mỗi chủ thể khi đánh giá thẩm mỹ lại đưa ra những cảm nhận ở mức độ khác nhau. Thị hiếu thẩm mỹ vừa mang dấu ấn cá nhân độc đáo riêng biệt, vừa ẩn chứa những quan niệm mang tính phổ biến trong một cộng đồng, xã hội, thời đại nhất định. Mối quan hệ biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi con người, là sự chuyển hoá hài hoà giữa riêng và ch...

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Nguyễn, Thành Nam (2010)

  • Văn Miếu– Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của văn hiến Việt Nam nói chung và biểu tượng của văn hiến Thăng Long nói riêng. Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn giữ được 82 tấm bia ghi lại các khoa thi được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Tư tưởng đó được thể hiện trên những bình diện: vai trò của hiền tài đối với quốc gia, cách thức tuyển chọn hiền tài, chế độ đãi ngộ và tôn vinh hiền tài, yêu cầu đối với hiền tài và trách nhiệm của hiền tài đối với quốc gia. Đội ngũ người hiền tài được đào tạo dưới thời Lê sơ đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt, đạt tới vinh quang trong sự ngh...

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Hương Giang (2010)

  • Việt Nam và Lào là hai xứ sở kề sát nhau và có quan hệ tình cảm gắn kết qua nhiều thế kỷ. Có những điểm tương đồng song cũng có nhiều khác biệt trong phong tục, tập quán của hai đất nước. Nghiên cứu về văn hóa Lào không thể không tìm hiểu về phong tục cưới hỏi-một hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của dân tộc Lào. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2010)

  • Chùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia “Đông Môn tự ký” - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật của chùa chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Địa điểm tồn tại của ngôi chùa là cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác định vị trí phía Đông của hoàng Thành Thăng Long.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2010)

  • Yếu tố dân gian và yếu tố đương đại luôn song hành với nhau trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn có tranh dân gian đương đại, dòng nhạc dân gian đương đại, vũ điệu dân gian hiện đại, nghệ thuật đương đại trong lễ hội dân gian, trò chơi dân gian trong không gian đương đại, truyện cười dân gian đương đại…Bên cạnh đó, những nhân vật dân gian cũng đã tạo được những ấn tượng sâu sắc đối với các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu hiện đại. Từ chất liệu dân gian, họ đã thể hiện cách đánh giá đồng thuận hoặc bất đồng khi nhìn nhận lại những nhân vật mà từ lâu đã trở thành biểu tượng cho một tính cách, cho một lối nghĩ với cảm quan và tư duy hiện đại.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Việt Hương (2010)

  • Hà Nội đang được tạo những điều kiện tốt nhất để ngẫm lại những vấn đề đã diễn ra trong lịch sử 1000 năm của mình.Trên nền cảnh địa lý đặc thù là nằm trong một “ Tứ giác nước”, Hà Nội không thể không chịu ảnh hưởng của yếu tố địa lý quan trọng này.Thậm chí, yếu tố nước đã được xem như tạo nên diện mạo riêng cho văn hóa Hà Nội.Tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của Hà Nội đã chứng minh điều đó.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2010)

  • Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết- hai loại khác nhau của cùng nghệ thuật ngôn từ là thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc. Các hình thức đó là: nhại, mô phỏng, vay mượn chất liệu, vay mượn phong cách. Bài viết tập trung làm rõ các khái niệm này

  • Thesis


  • Authors: Phan, Thanh Tá (2010)

  • Từ cuối thế kỷ XX trong khoa học xã hội phát triển một hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu văn hóa học. Đi theo hướng này, văn hóa được xem như “cái tổng thể”. Đây cũng là xu thế của thời đại, xu thế “khoa học mới” của thế kỷ XXI.Trong thực tiễn nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam đã vận dụng thành công phương pháp tiếp cận liên ngành. Có thể nói tiếp cận liên ngành là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong nghiên cứu văn hoá học hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Huệ (2019)

  • Hiện vật văn hóa dân tộc và các sưu tập hiện vật thuộc loại hình này có ý nghĩa quan trọng, được coi là cơ sở cho toàn bộ hoạt động nghiệp vụ trong bảo tàng. Trên thực tế, việc nghiên cứu hiện vật văn hóa dân tộc ở các khía cạnh khác nhau trong đó có vấn đề khái niệm, đặc điểm nhận diện, xây dựng sưu tập, quản lý,… là rất cần thiết. Việc sưu tầm, xây dựng sưu tập hiện vật văn hóa dân tộc ở bảo tàng đòi hỏi phải kết hợp vận dụng những kiến thức không chỉ về bảo tàng học mà còn về dân tộc học, văn hóa học, nhân học văn hóa và sử học để làm sáng tỏ những giá trị hàm chứa trong từng hiện vật ấy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, đồng thời góp phần thiết thực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay