Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-7 of 7 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và ở vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Bình; Nguyễn, Mai Trang (2023)

  • Ngày nay, ngoại giao văn hóa được coi là “Sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Pháp là nước chú trọng phát huy các lợi thế của văn hóa và ngoại giao văn hóa, đồng thời có những thành tựu trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, Việt Nam và Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khái quát các tiềm năng, lợi thế của ngoại giao văn hóa Pháp; phân tích những chính sách lớn, mục tiêu, chiến lược,… của ngoại giao văn hóa để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề “người đọc sáng tạo” và “cộng đồng diễn giải” trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ “Giai nhân di mặc” (Nguyễn Hữu Tiến) đến “Chút thoáng Xuân Hương” (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học, mà còn chứng thực vai trò, “quyền uy” của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay

  • previous
  • 1
  • next