Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 241-250 of 250 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2022)

  • Ethnomusicology/Dân tộc nhạc học là bộ môn nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của âm nhạc trong nền văn hóa sở hữu nó, có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ trước ở trên thế giới. Ở Việt Nam, bộ môn này còn ít được biết đến và vận dụng trong nghiên cứu âm nhạc với tư cách là một thực hành văn hóa. Trong khoảng 10 năm gần đây, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam đã có một số bàn luận để hướng tới xây dựng chương trình đào tạo bộ môn này. Bài viết đóng góp một số thông tin về tên gọi, lịch sử hình thành, cơ sở lý luận và một vài kiến nghị để hướng tới xây dựng bộ môn Dân tộc nhạc học ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính “đàn hồi” của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Thương (2022)

  • Môi trường văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó môi trường văn hóa lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, đóng vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Hiện nay, lễ hội truyền thống được coi là nguồn lực, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch đã có tác động đến môi trường văn hóa lễ hội truyền thống cả mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển du lịch một cách khách quan là cần thiết, để có các giải pháp phát triển hài hoà giữa du lịch và lễ hội truyền thống, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống lành mạnh, văn minh nhưng vẫn giữ gìn được những gi...

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Nguyễn, Thùy Linh (2021)

  • Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm tại Ninh Thuận, phản ánh chân thực và sinh động đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm cũng như những ước vọng của cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội Katê đã và đang có nhiều thay đổi làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Katê trong đời sống hôm nay cần có sự quản lý hiệu quả dựa trên nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết định chế xã hội trong quản lý lễ hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các định chế xã hội chính thức và phi chính thức trong quản lý lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.

  • Article


  • Authors: Lê, Yến Nhi (2021)

  • Nghệ thuật công cộng đang trở thành mối quan tâm chung của các nghệ sĩ cũng như những người đứng đầu các địa phương trong việc phát triển khu vực. Tầm quan trọng của Nghệ thuật công cộng xuất phát từ tính cộng đồng và sự đối thoại với bối cảnh trong mỗi tác phẩm. Nghệ thuật công cộng có khả năng tạo dựng điểm đến, thúc đẩy đối thoại, kích thích mối quan tâm nghệ thuật và đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng tại những không gian mở bên ngoài các thiết chế về nghệ thuật như bảo tàng, phòng triển lãm… Mặt khác, yêu cầu về đối thoại với bối cảnh của một tác phẩm công cộng đã góp phần tái định hình không gian, thay đổi môi trường, từ đó giúp hồi sinh các thành phố và cộng đồng, làm cuộc sống trở nên thú vị và phong phú hơn.

  • Article


  • Authors: Văn Giá (2021)

  • Đứng vững trên lập trường học thuật được xác định bởi hai trụ cột: triết - mỹ học và văn hóa học trong cái nhìn so sánh với văn học thế giới, đặc biệt là Nga và phương Tây, Phạm Vĩnh Cư đã nghiên cứu một số trường hợp văn học Việt Nam khá thấu đáo và hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu mà ông tâm đắc nhất là thể loại bi kịch và kịch Việt Nam hiện đại. Trong đó, ông tập trung nghiên cứu thể loại bi kịch nhìn từ 3 trường hợp tiêu biểu: “Vũ Như Tô” (Nguyễn Huy Tưởng), “Trường hận - Dương Quý Phi” (Vi Huyền Đắc - Thế Lữ), “Yêu Ly” (Lưu Quang Thuận); và một số bi kịch biến thể khác của Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp. Ông khẳng định, có một dòng bi kịch Việt Nam, mà đỉnh cao là “Vũ Như Tô”, một tác phẩm tầm cỡ thế giới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.